Tản mạn
CHÍNH TẢ
T-Huyen
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ hỏi chữ ngã khéo là ghét nhau"
(thơ Nguyễn
"Dzui") hehehe!!.
Hôm
trước viết bài kể chuyện vui, bà con khen mừng lắm. Ít bữa sau hỏi vợ, anh viết
thế có ra nhà văn chưa? Vợ bảo có, thuộc vào loại nhà văn chuyên môn viết sai
chính tả. Hỏi sai chổ nào. Bảo thì cứ đếm 10 dấu hỏi ngã là sai 9 dấu rưởi.
Mình
vào Google tra. Té ra là hỏi ngã sai «tá hoả tam tinh» luôn. Mình trên thông
thiên văn, dưới rành địa lý, ở giữa táy máy tí mà hoá ra cũng trật.
Bài
này chỉ nhân chuyện sai dấu hỏi/ngã mà tán chuyện lung tung cho vui. Chỉ nói
đại theo kinh nghiệm riêng. Mà đúng hay sai gì cũng được, miễn là vui.
Té
ra dân từ Nghệ An vào đến Cà Mâu đều mắc phải nhược điểm hỏi/ngã này.
Này
nhé, TT Nguyễn Tấn Dũng, trong một đoạn lưu bút viết cho Trung Đoàn Phòng
Không ở Hải Phòng mấy năm trước chỉ có dấu ngã. Một đoạn khoảng 10 câu với 20
dấu ngã mà lẽ ra một nữa số đó phải là dấu hỏi. Ổng muốn ngã đấy, mà đã ai xô
ông ngã được nào.
Xưa
kia học giả Phạm Quỳnh cũng từng cố gắng tìm hiểu những nguyên tắc hỏi/ngã
nhưng không thành công. Ông dẫn chứng chữ «lý lẽ» và «chẵn lẻ» chẳng có quy tắc
gì để nói tại sao hai chữ lẻ mà một dấu hỏi, một dấu ngã.
Chỉ
có Thanh Hoá trở ra thì nói phân biệt được hỏi-ngã nên khỏi lo sai lỗi này.
Bù lại họ sai những âm như
tr -> ch, s -> x, d/gi -> z, một số vùng lại đổi l -> n và n -> l. Sai phổ biến nhất có lẽ là giữa âm 's' và 'x' . Chẳng hạn "hành sử"(sai) thay vì "hành xử"(đúng). Một số từ lại có thể chấp nhận cả hai cách viết như "sử dụng" và "xử dụng" đều được. Cái sai này cũng bị lây qua người ở trong Nam luôn.
Tuy
nhiên, hầu như ai cũng đồng ý là giọng chuẩn nhất, hay nhất là của Bắc 54, kể
cả những con cái của những người di cư từ trước năm 54 mà sinh ra trong Nam,.
Giọng Bắc với âm sắc rõ ràng, góc cạnh được đem vào Nam gọt cho tròn trịa hơn
một chút nên rất quyến rũ. Tới bây giờ ra hãi ngoại người ta vẫn dùng nó cho
MC hoặc cho ca sĩ hát hầu hết các bài.
Hồi
nhỏ mình vẫn tin lời ông thợ hớt tóc đầu xóm bảo giọng Quảng Trị chính là giọng
chuẩn xác nhất nước Viêt Nam. Ổng dẫn chứng, như «ăn» thay vì «ăng». Hớt tóc
thay vì hớc tóc, … đại khái dẫn chứng nào mình cũng phục.
Lớn
lên đi ra ngoài, nhiều người than phiền giọng trọ trẹ nói khó nghe. Mà người
ta nói cũng có lý.
Bằng
chứng là giọng QT không phân biệt được âm cuối nh. Chẳng hạn «thành công» thì
nói là "thần công". Sai lầm tại hại nhất là không phân biệt được âm
«it» và «ich». Hay nói cách khác là cả hai chữ đều được nói như nhau là «it»,
như cú hích thì nói là cú hít. "Có ích" thì nói là "có
ít", nhiều khi khen mà như chửi.
***
Giờ
thì vào chuyện, phải xin lỗi trước bá tánh. Trước là các cụ Quảng Trị (và cả
Quảng Bình). Sau là xin lỗi vì nói tục.
Chuyện
rằng hồi trước 75 có anh lính Quảng Trị (QT) vào Nha Trang trốn lính mà vẫn bị
bắt. Anh vào quân trường Đồng Đế huấn luyện. Tuy giọng khó nghe nhưng được
cái mắt sáng. Đứng xa 100 mét vẫn thấy lổ đạn bắn rõ mồn một.
Vào
học chừng 2 tuần thì đại đội cho bắn đạn thật để thử khả năng, tìm người đưa
đi huấn luyện bắn tỉa. Anh lính QT được phân công nhìn bia và thông báo kết
quả. Hầu hết đều bắn trật. Mỗi lần như vậy anh phải hô to «trật mục tiêu».
Mãi
tới anh lính thứ 11 thì phát đầu tiên đã bắn trúng ngay tâm điểm. Anh lính QT
thích qua hô to «Trúng đích».
Cả
một trung đội chững đi một giây rồi trở nên náo loạn. Anh lính đang nằm bắn
nghe hô rỏ ràng là «trúng đít». Nghĩ mình mới nổ phát súng đầu đời mà đã lạc
đạn trúng đít đứa nào rồi. Sợ quá quăng súng bỏ chạy.
Cấp
chỉ huy thì nháo nhào, anh thì gọi xe cứu thương, anh thì tìm coi đạn “trúng
đít” đứa nào, nặng hay nhẹ.
Anh
lính QT cứ vò đầu bứt tai "em nói trúng đích là trúng đích chứ không phải
trúng đít".
Cả
đám nghĩ anh này chắc hoảng loạn, phải cho quá giang xe cứu thương về tiêm
mũi thuốc an thần. Chứ sao lại đi nói "em nói trúng đít là trúng đít chứ
không phải trúng đít", chả ai hiểu được.
Tới
cả một đổi sau mới giải toả hiểu lầm, sau khi anh lính QT giậm cẵng bảo ý em
nói là trúng mục tiêu.
Hôm
sau lên gặp đại đội trưởng anh vẫn cãi là giọng anh phân biệt được hai từ
này. Anh nói chữ đích thì giọng cao vót lên ở cuối. Còn chữ đít thì xuống thấp
giọng ở sau. Ông đại uý nghe anh lập đi lập lại cũng gật đầu đồng ý. Bảo là ừ
đúng là cao, thấp có khác nhau thật. Nhưng mà đít cao hay đít thấp thì cũng
là đít, chứ mày biểu tao hiểu sao bây giờ?
Mấy
hôm liền tiếp sau đó, anh lính bị phạt cái tội nói sai quy định (phải nói là
trúng mục tiêu mới đúng). Bị giam trong phòng, học nói cho được hai tiếng
“đít” và “đích”. “Đích là để ngắm”, “đít là để ngồi”.
Hai
hôm sau, đích thân viên Đại đội trưởng vào kiểm tra. Thấy anh lính QT phát âm
phân biệt rõ hai chữ. Đ Đ T gật gù, chỉ vào mông hỏi cái này là cái gì? Đang
mơ màng nghĩ về cô hàng xóm, anh lính nói là cái đích (tức để ngắm). Ông Đ Đ
T giật mình xua tay, “thôi thôi, cho mày xuống nấu ăn. Để mày làm lính tác
chiến có ngày tao không có cái mà ngồi”.
Đó
là chuyện lính. Sĩ quan Quảng Trị cũng chẳng khá hơn. Dạo đó lính trong Nam rất
sợ làm quân của mấy ông chỉ huy người Quảng Trị. Kỷ luật quân đội mà qua tay
mấy ổng càng thêm gay gắt. Hô một tiếng là phải tuân lệnh ngay lập tức. Khổ
cái mấy ông nhiều khi hô sai, làm lính thiệt mạng oan có ngày.
Chuyện
là có một trung đội kia toàn lính người Nam. Chỉ riêng anh Thiếu uý trung đội
trưởng (TĐTr) là người QT. Một bữa nọ đi hành quân nghỉ chân, chia nhau mấy củ
khoai nóng, bình nước suối rồi thiu thiu nghỉ. Anh TĐTr bất chợt nhìn ra
ngoài thấy địch quân đang tới gần bèn hô báo động “địch, địch”, mắt vẫn không
rời địch quân. cả trung đội lính giật mình tỉnh giấc, tưởng đâu trung đội trưởng
ra lệnh “địt, địt” bèn quăng súng ôm bụng rán. Địch nó mò tới bắn cho. Chạy
vãi!
Về
đồn cải nhau chí choé, chẳng bên nào chịu thua. Tức quá tay Thiếu Uý bảo mai
họp, mời cả đại đội trưởng xuống phân xử.
Hôm
sau vào họp anh Thiếu Uý bảo các anh nói tôi phát âm sai hả? Được! (Tát bốp bốp
hai cái vào miệng mình) rồi tiếp: Nó nói sai tôi xữ nó. Được chưa? Còn các
anh, các anh tính sao? Đầu óc của các anh để đâu? Nghĩ đi, tôi bảo các anh địt
để làm gì? Làm gì mới được chứ? Hả?
cả
trung đội im thin thít. Ông đại uý đại đội trưởng khoát tay “tiểu đội 1, nói
nghe coi lý do tại sao?” Tay tiểu đội trưởng lấm lét trả lời “dạ thưa đại uý,
áo quần bọn em cũng củ rồi. Bọn em tưởng Thiếu uý tốt bụng bày cách cho tụi
em làm rách quần để lãnh đồ mới”.
Tay
Đại uý bấm bụng nhịn cười, không dám cho viên tiểu đội trưởng ấy nói thêm lời
nào. Nạt ngang “tụi mày ăn nói dấy dá. Tiểu đội 2 đâu, nói nghe coi tại sao”.
Tay
Hạ sĩ tiểu đội trương đội 2 khúm núm bảo “dạ thưa đại uý, hôm đó trời nóng
quá, bọn em tưởng Thiếu Uý muốn bọn em tạo chút gió cho thoáng”.
Tay
Đ Đ Tr không nhịn cười được, ôm bụng cười lăn quay. Tiểu đội trưởng TĐ 3 đưa
tay xin nói nhưng ông Đại uý xua tay “dẹp, dẹp, không họp nữa. giảii tán”.
Nói nữa ông cười nữa. Mà cười nhiều quá ông sợ tay TĐTr quê.
Hôm
sau ông Đại uý kêu anh Tiểu đội trưởng TĐ 3 vào gặp riêng hỏi cho ra lẽ chuyện
hôm qua. Anh tiểu đội trưởng thưa “Đại uý, bữa đó em thấy địch quân tiến lại
gần chứ. Nhưng em nghĩ TĐTr của em thường tự ví mình như Khổng Minh- Gia Cát
Lượng, có thể nhìn thiên văn mà biết chừng nào có gió và gió hướng nào. Nếu bọn
em tạo chút mùi, vừa kịp lúc cơn gió ấy thổi đến, đẩy bay về hướng đó. Bên
kia bắt được thế nào cũng nghĩ bọn em chơi vũ khí hoá học. Quay đầu bỏ chạy,
rồi có đứa cũng vỡ tim mà chết”.
***
Quay lại chuyện dấu hỏi - ngã, vì một nữa đất nước nói không phân biệt được nên thực sự nó cũng không quan trọng trong hầu hết các trường hợp. Có nghĩa là có viết sai thì ai cũng hiểu. Chẳng hạn nói hôm nay "nghĩ" ở nhà. Hầu như ai cũng hiểu đúng là hôm nay "nghỉ" ngơi ở nhà. Hoặc nếu nói "nghỉ" gì mà mặt nhăn thế. Ai cũng có thể hiểu đúng là suy "nghĩ" gì mà mặt nhăn. Tức là nghỉ ngơi hay nghĩ ngợi, chữ nghỉ có thể hỏi hay ngã người ta đều hiểu đúng.
Riêng
mình, sai lỗi hỏi-ngã này là vì xưa đi học chẳng ai bắt mình lỗi này. Chữ xấu
quá không ai đọc được để thấy lỗi.
Dạo
đó đi học mình thấy lạ một điều là viết văn hay cách mấy cũng 5 điểm mà dở
cách mấy cũng 5 điểm. Sau này nghỉ học, nhậu với một thầy dạy văn củ, mới vở
lẽ ra một điều. Hồi đó thầy hay cô gì cũng vậy, cầm bài văn mình lên là lật lật
đếm coi mấy trang rồi gãi đầu ba cái, gãi rốn hai cái, cho 5 điểm. Lời phê
thì đại loại như “cần thêm tính văn học” hay “cần bổ sung tính nghệ thuật”.
Thầy hay Cô có khác nhau thì cũng chỉ là bên gãi mạnh, bên gãi nhẹ thôi, chứ
ôm bài luận của mình là chạy làng hết.
Chuyện
học hành mình không quan tâm. Nhọc nhằn nhất là chuyện viết thư tình đầu tay.
Còn
nhớ lần đầu viết thư tình. Mình suy nghĩ 3 đêm. Cắn bể 3 cây viết. Lung lay
hai cái răng nanh. Xong, nắn nót viết được 3 trang. Đưa thư tình thì lén lút
như đi giao thuốc phiện. Giao xong đi ra ngoài gặp mặt ông bố mắt cứ lườm lườm
như công an nhìn buôn lậu. May mình mang đồ bộ đội chứ không ổng thộp cổ thoi
cho phát rồi.
Vài
hôm sau lên chơi. Sau khi phân ngôi chủ khách, cả hai đều an toạ, mình mới ướm
hỏi chuyện lá thư. Mặt nàng trở nên hầm hầm như trong lò hấp. Nàng bảo anh viết
thư cho em mà viết cẩu thả đến mức đó thì anh coi em có còn ra cái gì? Mình
nói trời đất ơi, anh nắn nót hết sức rồi đó. Nàng bảo còn nói láo nữa à?
Không có ai trên đời này viết chữ xấu như vậy cả. Mình xoè bàn tay phải ra
nói, em coi đây, 15 năm nay anh viết bằng tay phải này. Đến khi viết thư cho
em, anh cho nó cầm viết, mà còn chưa dám tin nó nữa. Phải lấy thêm cả tay
trái hổ trợ cho nó. Chữ nào viết khó quá là hai tay phải thống nhất với nhau
trước khi cùng viết. Mất hết thời gian đó em. Nàng giậm cẵng, nói có một lỗi
đó thôi mà không chịu nhận, không chơi được rồi.
Tổng
kết lại là thức 3 hôm + hư 3 cây viết + mất 3 trang giấy (chưa kể lung lay
hai cái răng) = mà rút cuộc được kết 3 tôi: Tội thứ nhất là cẩu thả, coi thường
con gái. Tội thứ hai là gian dối, tìm đủ cách biện bạch. Tội thứ ba là ngoan
cố, dứt khoát không nhận tội. Vụ này mình lỗ nặng. Trăm sự cũng tại chữ xấu
quá.
Nhiều
người thắc mắc hỏi, ba hôm mà viết có ba trang thôi à?
Dạ
thưa, 3 trang là nói cho oai. Chứ viết chữ nào chữ ấy to như con bò, có vài
câu là hết một trang rồi.
Là
tại vì học xong 12, ra trường kiến thức chỉ còn nhớ có 5 điều bác Hồ dạy. Hát
tặng người yêu thì đi đi lại lại cũng chỉ có một bài "như có bác Hồ
trong ngày vui đại thắng".
Bữa
đó hai hôm đầu không được chữ nào. Hôm thứ ba kẹt quá kiếm tờ báo tìm bài mẫu.
May sao vớ trúng tờ Nhân Dân, trang đầu tiên có ngay một bài "Thư gữi
...". Mừng hết lớn. Mình cóp ngay bài này. Sữa vài chữ là có ngay một lá
thư như vậy nè:
--- Cộng Hòa XHCN Việt Nam Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Kính
gửi đồng chí Gái!
Trong
không khí hân hoan chào mừng ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, đồng
chí tui (là anh đây) xin trân trọng gửi đến đồng chí Gái lời chào thân ái nhất.
Năm
qua, chúng ta may mắn có Nghị Quyết NQ34 (đọc là anh-cu 34) làm kim chỉ nam
soi đường. Chúng ta còn có Nghị định ND35 (đọc là anh-dê 35) bổ sung của
Chính Phủ (trúng mánh rồi đ/c gái ạ). Chúng ta nguyện theo đuổi con đường đảng
và chính phủ đã vạch ra.
Cuối
thư xin chúc đồng chí luôn khỏe (và dứt khoát không có ghẻ).
Ký
Tên: Nguyễn Cu-Ba
---
May
sao bữa đó nàng không đọc ra. Chứ không lại bị kết thêm một tội nữa, đó là
khùng.
***
Quay
lại chuyện ngôn ngữ, từ Huế trở vào thì ngoài hỏi-ngã còn mắc thêm những lỗi
như:
- thông dụng nhất là âm cuối “n” -> “ng”. Như ăn -> ăng. Nhiều chữ sai rất nặng như “bàng quan” (không quan tâm) trở thành “bàng quang” (bọng đái). Vì người Nam chỉ nói được chữ “bàng quang”. - Âm cuối chữ “t” -> “c” như “tất yếu” -> “tấc yếu”. Chữ dể sai như “khoát tay” (như xua tay) và “khoác tay” (ôm). Những từ địa danh ít xài thì rất dễ sai. Người học ít thì viết chử 't' thành chữ 'c' như ví dụ trên. Người học nhiều thì trái lại viết 'c' thành 't', như "Đồng Lác" (ở Cam Ranh) viết thành "Đồng Lát". "rắc rối" thành "rắt rối". - Vô sâu trong Nam nữa thì “v”-> “d” như “về” -> “dề”. “r” -> “g” như “rữa” -> “gữa”.
Xưa
kia, khoảng những năm 30 thế kỹ trước. Cũng có một dạo các học giả miền Nam
muốn tách rời chương trình giáo dục với Miền Bắc. Như viết theo cách phát âm
miền Nam. Văn chương thì học Nguyễn Đinh Chiểu mà không học Nguyễn Du. May mà
một số lớn trí thức không ủng hộ phong trào đó.
Một
lỗi mà cả nước đều mắc phải là chữ “o” và “ô”. Mình gặp lỗi này cả ở những
người có trình độ ở VN. Thường sai lỗi này có ý nghĩa rất tai hại. Một số ví
dụ thông dụng như:
- trông mong (chờ trông) và trông mông (nhìn mông người nào) - Chống và chóng. Đi lính có người viết lời chúc là “đi chóng về nhé” thì vui, cám ơn. Người nào viết “đi chống về nhé” là trù mạt người ta đạp mìn rồi chống nạng về. *** Hết chuyện Quảng Trị mình quay sang chuyện xứ khác nha.
Chuyện
mình “phút đầu gặp ông” (Gia) đó. Không có “tinh tú quay cuồng” nhưng cũng một
phen vỡ mật.
Bữa
đó mình đến nhà vợ chưa cưới. Gặp cậu em, mình bắt tay cười làm thân vì nghe
đâu cậu ấy cũng cộc tính. Lại mới bị bồ đá đâu đó nên hơi ớn. Ra vườn, ông
Gia đang loay hoay làm gì đó. Thấy cậu em vợ mình đứng xớ rớ. Ổng bảo mày đi
kiếm con dâu đi. Mình ngạc nhiên quá trời, không biết ổng nói chơi hay thiệt.
Chuyện kiếm vợ thời nay đâu có đơn giãn như thời các cụ.
Như
mình đây, cua gái đến trọc tóc tróc lưỡi mới được. Sao ổng bảo cậu em đi kiếm
cho ổng một con dâu dể dàng vậy?
Chuyện
chỉ vậy thôi và mình nghĩ cũng chẳng có gì đáng nói. Đằng này cậu em không
nói không rằng, xầm xập chạy vào nhà xách ra con dao, làm mình tái mặt. Định
nhảy ra can, nói Ba có nói gì không phải thì cậu tìm lời nói lại chứ sao lại
xách dao ra đòi ăn thua đủ? Nghĩ vậy thôi chứ mình là đứa nhát gan, thấy vậy
thì sợ cứng người không nhúc nhích nổi. Chừng cậu ấy đi tới gần, mình chỉ muốn
hét lên một tiếng “chạy” mà cứng lưỡi không nói được. Nhưng cậu em lại trở
cán dao đưa cho ông Già. Ông già cầm dao rồi cặm cụi làm việc tiếp như không
có chuyện gì. Mình ớ ra một đổi mới vỗ trán: à thì ra là ổng nói giọng Quảng
Ngãi, mà ở QN người ta gọi “con dao” là “con dâu”. Ổng bảo "lấy con
dâu" tức là "lấy con dao". Hú hồn!
***
Nhiều
khi từ cách nói khác nhau lâu ngày thành cách viết cũng khác nhau luôn. Đôi
lúc còn có tranh cải như chữ "rán sức" và "ráng sức". Chữ
sau có lẽ mới có sau này chứ chữ trước mới là chữ đúng. cải nhau chán rồi người
ta bảo thôi huề, xài kiểu nào cũng được.
Lại
có nhiều học giả bảo là sau này nhiều chữ sai quay lại rượt chữ đúng chạy trối
chết.
Chuyện
một ông Nha Trang ra học Trung Cấp Sư Phạm Tuy Hoà kể rằng. Một hôm ổng nói lấy
tui cây chổi. Ông Ninh Hoà hỏi lại cây chổi là cây gì? Trả lời là cây chổi
quét nhà. Ông Ninh Hoà "gì mà cây chổi ông? Phải nói là cây chởi mới đúng".
Ông Tuy Hoà nghe tức quá nhảy vào cải liền "cây chởi là cây gì? Phải nói
là cây chẩu mới đúng". Ba ông cải nhau tới sáng mai chưa dứt.
Chỉ
là ba huyện của một tỉnh mà tên gọi của một đồ vật thông dụng vẫn không thống
nhất nổi. Vậy thì không biết có nên công nhận rằng "phong ba bảo táp, ngữ
pháp Việt Nam" không đây?
Để
kết thúc bài này ở đây. Xin mượn hai câu cũng của thi sĩ Nguyễn “Dzui":
" Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài ... phút giây"
Xin
nhường diễn đàn lại cho bà con.
T
– Huyen
|
Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015
888
Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015
THỜI GIAN
TÌM HIỂU CỘI NGUỒN THƯỚC ĐO THỜI
GIAN
Thời gian là một khái niệm mà
theo cách nào đó,ngày nay chúng ta vẫn xem là điều hiển nhiên. Đã bao giờ bạn
thắc mắc tại sao 1 năm lại có 12 tháng, hay tại sao tháng 9 lại có 30 ngày? Tại
sao ta lại có các múi giờ khác nhau? Tại sao một ngày lại có 86.400 giây?
Trong bài này chúng ta sẽ làm rõ các khái niệm về thước đo thời gian.
Về bản chất, thời gian là một một
khái niệm trừu tượng và khó để hiểu thấu đáo. Chúng ta chẳng thể nhìn thấy nó
hay cảm nhận nó, chỉ biết rằng nó đang diễn ra. Trong lịch sử, con người đã
dùng nhiều cách để đo thời gian.Hầu hết mọi nền văn hóa đều mặc định thời điểm
trời bắt đầu sáng là lúc khởi đầu của thời gian. Theo sau ngày là đêm, khi
ánh mặt trời bắt đầu tắt. Cơ thể con người cũng tự điều chỉnh để theo vòng
quay này thông qua việc ngủ, và mỗi sáng khi thức dậy chúng ta lại bắt đầu 1
ngày mới.
Chúng ta sử dụng đồng hồ để chia ngày ra thành nhiều thời điểm nhỏ hơn, rồi lại dùng lịch để phân nhóm các ngày lại thành thời điểm lớn hơn. Cả 2 hệ thống thời gian đều có những điểm hết sức thú vị mà ta sẽ tìm hiểu tiếp theo đây. Đo thời gian Phép đo thời gian có phạm vi rất rộng, ở đây chúng ta tìm hiểu một số đơn vị đo thông thường, xắp xếp từ đơn vị thời gian ngắn nhất đến dài nhất. • 1 picosecond (1 phần nghìn tỷ giây) – Đây là khoảng thời gian ngắn nhất mà chúng ta có thể đo chính xác. • 1 nanosecond (1 phần tỷ giây) – Trung bình, một máy tính cá nhân mất khoảng từ 2 đến 4 nanosecond để thực thi một mệnh lệnh từ một phần mềm nào đó. • 1 microsecond (1 phần triệu giây). • 1 millisecond (1 phần nghìn giây) – Đây là khoảng thời gian phơi sáng ngắnnhất của phim trong một máy ảnh thông thường. Một bức ảnh được chụp trong1/1ngàn giây sẽ bắt được chuyển động nhỏ nhất của con người. • 1 centisecond (1 phần trăm giây) – Đây là khoảng thời gian mà một tia chớpnổ. • 1 decisecond (1 phần mười giây) – Khoảng thời gian của 1 cái chớp mắt. • 1 second (1 giây) – Trái tim của một người trung bình đập 1 lần/1 giây. • 60 giây – 1 phút (minute), bằng thời gian của một đoạn quảng cáo dài. • 2 phút – Khoảng thời gian dài nhất mà một người bình thường có thể nín thở. • 5 phút – Là khoảng thời gian lâu nhất mà bạn có thể chịu đựng khi đợi đèn đỏ. • 60 phút – 1 tiếng đồng hồ (hour), là khoảng thời gian lâu nhất mà bạn có thểngồi yên trong lớp học mà không trở nên đờ đẫn. • 8 tiếng – Thời gian làm việc tiêu biểu hàng ngày ở nhiều nước trên thế giới,cũng là thời gian ngủ cần thiết cho mỗi người mỗi đêm. • 24 tiếng – 1 ngày; là khoảng thời gian mà trái đất quay hết 1 vòng quanh trụccủa nó. • 7 ngày – 1 tuần. • 40 ngày – Là khoảng thời gian lâu nhất mà con người có thể tồn tại mà khôngcó thức ăn. • 365,24 ngày – 1 năm; khoảng thời gian trái đất hoàn tất một vòng quay quanhmặt trời. • 10 năm (year) - 1 thập kỷ. • 75 năm – Tuổi thọ trung bình của con người. • 5.000 năm – Chiều dài lịch sử được ghi chép lại. • 65 triệu năm – Khoảng thời gian kể từ khi loài khủng long tuyệt chủng. • 200 triệu năm – Khoảng thời gian kể từ khi động vật có vú bắt đầu xuất hiệntrên trái đất. • 3,5 đến 4 tỉ năm – Khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu có sự sống trên tráiđất. • 4,5 tỉ năm – Tuổi của trái đất. • 10 đến 15 tỉ năm – Tuổi dự đoán của vũ trụ kể từ vụ nổ lớn big bang. Một ngày dài bao nhiêu? Một ngày là khoảng thời gian trái đất tự quay quanh trục của nó,nhưng chính xác nó mất bao lâu để hoàn tất vòng quay? Có nhiều quan điểm khácnhau, nhưng cả thế giới đã đồng thuận tiêu chuẩn hóa những khoảng thời giansau: • Một ngày bao gồm 2 giai đoạn 12 tiếng đồng hồ, tổng cộng sẽ có24 tiếng đồng hồ. • Một tiếng có 60 phút. • Một phút có 60 giây. • Giây lại được chia nhỏ ra theo hệ thập phân thành những đơn vị nhỏ hơn nhưphần trăm hay phần ngàn giây. Cũng phải nói rằng cách chia thời gian như hiện tại khá “rắc rối”.Chúng ta chia 1 ngày ra làm đôi, rồi lại chia mỗi nửa ra 12 phần, rồi mỗi phầnnày lại chia 60, rồi chia 60 thêm lần nữa…Chả trách trẻ nhỏ phải chật vật học cách tính thời gian.
Tại sao lại có 24 tiếng trong 1 ngày?
Không ai thật sự biết chắc điều này. Tuy nhiên giải thích đượcnhiều người tán thành nhất là: ngày xưa, trước khi con người biết chữ viết thìhọ đã biết dùng các ngón tay để đếm. Và một cách đếm được sử dụng rộng rãi ở những nền văn minh xưa là dùng ngón tay cái đếm các đốt ngón tay trên cùng 1bàn tay. Như vậy, ngón cái sẽ đếm 4 ngón tay còn lại trên bàn tay, mỗi ngón taylại có 3 đốt, 4x3=12, đó là số giờ đồng hồ họ phân chia thời gian ban ngày, và tương tự cho thời gian ban đêm. Vậy là chúng ta có 24 giờ 1 ngày. Tại sao lại có 60 phút/1 giờ, và 60 giây/1 phút? Cũng chưa ai biết rõ điều này. Tuy nhiên, những người Ai Cập đã có thời sử dụng một bộ lịch có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, tổng cộng họ có 360ngày/1 năm. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đây chính là lý do chúng ta chia đường tròn thành 360 độ. Nếu chia 360 cho 6 ta được 60, và 60 cũng là con số cơ sở trong hệ thống toán học của người Babylon. a.m và p.m có nghĩa là gì? Đây là chữ viết tắt của ante meridiem – trước buổi trưa, postmeridiem – sau buổi trưa, và đây là sáng kiến của người La Mã. Theo Daniel Boorstin trong cuốn sách của ông có tựa “The Discoverers”, thì đây là cách phân chia thời gian một ngày làm 2 phần (trước và sau buổi trưa) của nười La Mã. Người hiện đại tính thời gian dựa trên giây. Một ngày được định nghĩalà khoảng thời gian của 86.400 giây, và một giây lại được chính thức định nghĩa bằng 9.192.631.770 lần dao động của một nguyên tử cesium 133 trong đồng hồ nguyên tử. Múi giờ Mọi người ở khắp nơi trên hành tinh đều mong thấy mặt trời ở trên đỉnh đầu vào giữa trưa. Nếu chỉ có 1 múi giờ thôi thì điều này không thể xảy ravì cứ mỗi giờ trôi qua trái đất lại quay hết 15 độ. Vì vậy, trái đất được chia thành 24 múi, mỗi múi 15 độ, và đồng hồ sẽ được đặt tùy thuộc vào mỗi múi giờ.Mỗi múi giờ cách nhau 1 tiếng đồng hồ. Ví dụ, lãnh thổ nước Mỹ được chia thành 4 múi giờ: múi giờ miền Đông (East), múi giờ Trung tâm (Central), múi giờ Miềnnúi (Mountain), và múi giờ Thái Bình dương (Pacific). Khi ở múi giờ miền Đônglà giữa trưa, thì ở múi giờ Trung tâm là 11 a.m, ở múi giờ Miền núi là 10 a.mvà ở múi giờ Thái Bình dương là 9 a.m.
Bản
đồ múi giờ trên thế giới.
Điều chỉnh đồng hồ để kéo dài ngày vào mùa hè(Daylight-saving Time - DST) Trong chiến tranh thế giới I (CTTG I), nhiều nước bắt đầu điềuchỉnh đồng hồ vào một số thời điểm trong năm nhằm điều chỉnh giờ ban ngày,trong những mùa ban ngày dài hơn ban đêm, để khớp với thời gian con người còn thức khi trời sáng. Trong CTTG I thì mục đích của việc này là tiết kiệm nhiên liệu dùng để thắp sáng. Ngày nay, Mỹ và vài quốc gia khác vẫn áp dụng việc điều chỉnh này.Ở Mỹ, trước đây, thời điểm bắt đầu điều chỉnh đồng hồ là vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 4, và kết thúc vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng 10. Tuy nhiên,kể từ năm 2007 trở đi, DST sẽ bắt đầu vào 2 a.m của ngày Chủ Nhật thứ 2 củatháng 3 và kết thúc vào 2 a.m ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 11. Theo đó, đồng hồ sẽ được vặn tới 1 tiếng vào mùa xuân, và vặn lui 1 tiếng vào mùa thu. Như vậy, vào mùa xuân, bạn mất mỗi ngày 1 tiếng nhưng sẽ lấy lại vào mùa thu. Vào mùa đông, Mỹ theo giờ tiêu chuẩn. Vào mùa hè, họ áp dụng DST. Tuy nhiên có một số bang (như Arizona) không quan tâm đến DST và vẫn giữ giờ tiêu chuẩn suốt cả năm. Lịch năm Cách tính năm khá rõ ràng và dễ hiểu. Con người tạo ra khái niệm năm dựa trên sự lặp đi lặp lại theo chu kỳ của các mùa. Việc dự đoán thời điểm bắt đầu của các mùa rất quan trọng trong nông nghiệp. Hầu hết cây cối đều đâm chồi và cho trái vào những thời điểm nhất định trong năm. Một năm là thời gian trái đất quay quanh mặt trời. Thời gian nàykhoảng 365 ngày. Nếu tính chính xác thì con số này sẽ là 365.242199 ngày. Chúng ta lấy những số lẻ bằng cách thêm vào một ngày sau mỗi 4 năm, và ta đc con số xấp xỉ là 365,25 ngày/1 năm. Đây cũng là lý do ta có năm nhuận, là những năm dài hơn 1 ngày so với năm bình thường (tính theo dương lịch).Cách tính năm nhuận (năm dương lịch):Theo lịch Gregory - loại lịch tiêu chuẩn hiện nay được dùng trên hầu khắp thế giới thì những năm nào chia hết cho 4 được coi là năm nhuận. Trong năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày thay cho 28 ngày. Cứ 4 năm lại thêm 1 ngày vàolịch bởi vì một năm dương lịch dài khoảng 365 ngày và 6 giờ. Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ đối với nguyên tắc này vì một năm dương lịch ngắn hơn 365.25 ngày một chút. Những năm chia hết cho 100 chỉ được coi là năm nhuận nếu chúng cũng chia hết cho 400. Ví dụ, 1600và 2000 là các năm nhuận nhưng 1700, 1800 và 1900 không phải năm nhuận. Tương tự như vậy, 2100, 2200, 2300, 2500, 2600, 2700, 2900 và 3000 không phải năm nhuận nhưng 2400 và 2800 là các năm nhuận. Theo nguyên tắc này thì trung bình một năm có 365 + 1/4 − 1/100 + 1/400 = 365.2425 ngày, tức là 365 ngày, 5 giờ,49 phút và 12 giây. Lịch tháng Khái niệm tháng bắt đầu từ mặt trăng. Khi xem lịch, chúng ta thấycó tháng có 28 ngày, tháng lại 29 ngày, một số có 30 ngày và số còn lại có 31ngày. Sau đây là lý do: • Người La Mã xưa sử dụng bộ lịch chỉ có 10 tháng (bắt đầu từ năm738 TCN). Các tháng này có tên (tiếng La tinh) là: Martius, Aprilis, Maius,Junius, Quintilis, Sextilis, September, October, November and December, trongđó, các tên từ Quintilis đến December trong tiếng La tinh có nghĩa là 5, 6, 7,8, 9, 10. Bộ lịch này đếm thiếu khoảng 60 ngày. • Để khắc phục, sau này người ta thêm 2 tháng Januarius và Februarius tiếp vàosau. • Vào năm 46 TCN, hoàng đế Julius Caesar cho đổi lịch nhưng vẫn giữ nguyên têngọi của các tháng. Theo lịch mới này thì các tháng có 30 hoặc 31 ngày, trừ tháng Februarius ở cuối cùng có 29 ngày. Cứ mỗi 4 năm, tháng Februarius lạiđược cộng thêm 1 ngày (lý do đã nói phần trên). Sau đó, hoàng đế lại quyết định lấy tháng Januarius làm tháng đầu tiên của năm (thay cho tháng Martius trướckia), vì vậy tháng Februarius trở thành tháng thứ 2. Đây là lý do tại sao ngày nhuận lại nằm ở thời điểm “bất thường” này trong năm.• Sau khi Julius mất,người La Mã đã đổi tên tháng Quintilis thành Julius (sau này sang tiếng Anhthành July) để tưởng nhớ vị hoàng đế này. Tương tự, sau này tháng Sextilis đượcđổi thành Augustus (thành August) để tưởng nhớ hoàng đế Augustus. Augustus đãdời 1 ngày từ tháng Februarius sang tháng Augustus để nó có cùng số ngày với tháng Julius.
(Các tháng tương ứng (từ 1 đến
12) trong tiếng Anh ngày nay là January, February, March, April, May, June,
July, August,September, October, November, December).
Ngày, tháng, năm đều có nguồn gốc tự nhiên của nó, nhưng tuần thì không. Khái niệm tuần xuất phát từ Kinh Thánh. "Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của Người. Nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ kính Giavê Thiên Chúa của người." Vì vậy người theo Thiên chúa giáo có ngày sabbath (là ngày thứ 7 theo đạo Do thái, và Chủ nhật theo đạo Cơ đốc). Người La Mã đặt tên các ngày trong tuần theo tên của mặt trời, mặt trăng, và của 5 hành tinh mà họ biết lúc bấy giờ: Sun (mặttrời), Moon (mặt trăng), Mars (sao Hỏa), Mercury (sao Thủy), Jupiter (sao Mộc),Venus (sao Kim), Saturn (sao Thổ). Tiếng Anh mượn 3 tên cho 3 ngày trong tuần là Sunday (CN), Monday (T2), và Saturday (T7), còn các tên khác được họ lấytheo tên các vị thần Anglo-Saxon: Tuesday (T3) từ Tiu (hay Tiw, tiếng Anglo-Saxon của Tyr – thần chiến tranh), Wednesday (T4) mượn từ Woden – cha củaTyr, Thursday (T5) – bắt nguồn từ Thor, vị thần sấm chớp; Friday mượn từ Frigg’s day (Frigg là vợ của Woden, biểu tượng của tình yêu và sắc đẹp).
(Lý Học Đông Phương)
|