III.- Khoa Tử-vi đời Tống
Tống Thái-tổ được truyền khoa Tử-vi
bằng bộ Tử-vi chính nghĩa, giữ làm của riêng của hoàng tộc họ Triệu. Bộ sách
chỉ được lưu truyền trong hoàng cung để biết kẻ trung, người nịnh, để biết vận
số mưu đồ đại sự. Tất cả công trình nghiên cứu của hoàng tộc nhà Tống, sau được
chép thành sách gọi là Ngự giám tử-vi. Nhưng khi nhà Tống mất, thì con cháu
nhà Tống dùng bộ sách này làm kế sinh nhai, nên không dám dùng tên cũ nữa, mà
đổi là Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. So sánh giữa bộ Tử-vi chính nghĩa và
bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh, thì bộ thứ nhất cố tính chất lý thuyết
đaị cương, như những định luật. Bộ thứ nhì có tính chất thực nghiệm, thu góp
kinh nghiệm mấy trăm năm nghiên cứu lại. Như bộ thứ nhất không bàn đến việc :
- Hai người sinh cùng ngày, giờ, tháng, năm, nhưng lá số khác nhau. Bộ thứ nhì đi vào chi tiết này rất kỹ. - Số người sinh đôi. Trong khi bộ thứ nhì nghiên cứu đến mấy trăm cặp sinh đôi. - Số những người chết tập thể. Như chết chìm đò, chết trong chiến tranh. Bộ thứ nhì lại nghiên cứu kỹ hơn, đưa ra giải quyết v.v... Sau đây chúng tôi trình bày một giai thoại về Tử-vi đời Tống, mà hầu như ai cũng biết, và sử Trung-quốc cũng có chép : Khi còn cầm quân tranh thiên hạ, Tống Thái-Tổ có người em kết nghĩa tên là Trịnh Ân. Ân là một võ tướng dũng mãnh, tài ba, vợ Ân là Đào Tam Xuân cũng là một nữ tướng. Cả hai đã giúp cho Thái-tổ thành nghiệp lớn. Thái-tổ phong cho Trịnh Ân tước vương và thay vua trấn thủ ngoài biên trấn. Nhân đầu năm Thái-tổ xem số các tướng sĩ, văn võ quần thần, thấy số Trịnh Ân là Tướng-quân, Thiên-tướng thủ mệnh đại hạn gặp Kình-dương, tiểu hạn Thiên-hình. Lưu niên Thái-tuế gặp Kiếp, Kị mới nói với quần thần rằng : - Trịnh Ân do hai ông tướng thủ mệnh. Tướng sợ nhất kiếm và đao, không sợ Hỏa, Linh, Kiếp, Không. Nay đại hạn ngộ Kình là dao, tiểu hạn ngộ Hình là kiếm. Ta e rằng Ân sẽ bị chém mất đầu. Đã vậy lưu niên Thái-tuế gặp Kiếp, Kị thì sẽ do kẻ tiểu nhân ám hại. Hơn nữa Kiếp, Kị lại ngộ Hồng, Đào, thì kẻ hại Trịnh Ân sẽ là đàn bà. Triều đình đề nghị gọi Trịnh Ân về triều để được bảo vệ. Bấy giờ Trịnh Ân đương trấn thủ ngoài xa, nghe lệnh triệu hồi về kinh thì tuân theo. Khi đến kinh thấy một toán quân hầu hộ vệ kiệu vua, tiền hô hậu ủng. Ân tưởng Thái-tổ, vội xuống ngựa phủ phục bên đường tung hô vạn tuế. Nhưng khi ngửng đầu lên không phải là vua, mà là cha của một Phi-tần được Thái-tổ sủng ái. Chức tước, địa vị của Trịnh Ân cao hơn nhiều, mà phải lạy phục xuống đất thì nhục quá. Trịnh Ân nổi giận lôi vị Quốc-cữu xuống đất đánh cho một trận về tội tiếm nghi vệ Thiên-tử. Vị Quốc-cửu bị đòn nhừ tử, về nhà báo cho con gái biết, khóc lóc đòi trả thù. Vị phi thấy cha bị đòn đau, trở vào cung phục rượu cho Thái-tổ say mèm, rồi dâng biểu nói Trịnh Ân làm phản đập phá nghi trượng Thiên-tử. Tống thái-tổ say quá không tự chủ được, phê vào chữ Trảm. Thế là Trịnh Ân bị mang ra chém đầu. Khi Thái-tổ tỉnh rượu được triều đình tâu tự sự, thì chỉ còn biết bưng mặt khóc lớn. Đào Tam Xuân thay chồng trấn ngoài ải, thấy chồng bị thác oan, Tam Xuân truyền quân sĩ để tang, kéo quân về triều hỏi tội. Các tướng phần bất mãn với việc Thái-tổ giết Trịnh Ân, nên không quyết tâm chiến đấu, hơn nữa không địch nổi Tam Xuân nên thua chạy. Tam Xuân vây kinh thành rất gấp. Triều đình tâu giết thứ phi, giết cả nhà Quốc cửu để tạ tội với Tam Xuân. Nhưng Tam Xuân vẫn không lui binh. Tình hình nguy ngập, Triệu Quang Nghĩa tâu với Tống Thái-tổ (Quang Nghĩa là em Tống Thái-tổ, sau được truyền ngôi vua): - Thần xem số Tam Xuân thấy Vũ-khúc, Phá-quân thủ mệnh. Vũ-khúc thì hay giận, Phá-quân thì nhẹ dạ. Tử-vi kinh nói rằng: Chỉ có Lộc-tồn chế được tính ác của Vũ-khúc, Thiên-lương chế được tính điên của Phá-quân. Vậy ở đây có vị văn thần nào Thiên-lương, Lộc-tồn thủ mệnh, đề nghị có thể thuyết phục được Tam Xuân. Thái-tổ chuẩn tấu, tìm ngay ra vị văn thần có tên Cao Hoài Đức có cách trên, sai ra ngoài thành, thuyết phục Tam Xuân. Quả nhiên Tam Xuân lui binh. Từ đấy trong suốt đời nhà Tống, con cháu họ Trịnh được nối tiếp nhau phong tước. Như vậy thì Triệu Quang Nghĩa đã học tới trình độ khá uyên thâm khoa Tử-vi, nên dùng phá cách dữ tợn của Tam Xuân và trợ cách giúp Thái-tổ. Nghiên cứu lá số của Thái-tổ, năm đó đại hạn ngộ Kỵ, tiểu hạn đi vào cung nô, gặp Thiên-thương, Kiếp. Hạn Thiên thương gặp Kiếp, Không thường là hạn bị hàm oan nguy đến tính mệnh. Chính Khổng-tử bị hạn này, bị vây tại nước Trần, hút chết đói. Số của Cao Hoài Đức, ngoài Thiên-lương, Lộc-tồn thủ mệnh, đại hạn ngộ Quyền, Khốc, Hư, Xương, Lương, Lộc chỉ chế được Tam Xuân. Nhưng chính Quyền, Khốc, Hư nói Tam Xuân nghe theo, và Văn-xương là sao giải hạn Địa-kiếp vậy.
IV. Khoa Tử-vi sau Hi-Di
Hi-Di tiên sinh chết không chỉ định ai
làm chưởng môn, thành ra học trò tiên sinh mạnh ai nấy nghiên cứu, không thống
nhất. Bản chính bộ sách chép tay lại nằm trong hoàng cung, thành ra trong các
đệ tử tiên sinh, người được truyền nhiều thì giỏi, người được truyền ít thì dở
nhưng vẫn tưởng mình được truyền đầy đủ. Năm 1127, quân Kim chiếm phía Bắc nước
Trung-hoa, nhà Tống di cư xuống phía Nam. Khoa Tử-vi cũng theo đó chia làm Bắc-tông
với Nam-tông. Bắc-tông thì theo đúng Hi-Di không sửa đổi gì về các sao, an
sao, chỉ nghiên cứu rộng ra áp dụng giống như hoàng tộc nhà Tống. Còn Nam
phái bị ảnh hưởng của khoa bói dịch, nên đổi rất nhiều :1.Vòng Thái-tuế Theo Hi-Di có năm sao là: Thái-tuế, Tang-môn, Bạch-hổ, Điếu-khách, Quan-phù. Trong khi Nam phái thêm vào bảy sao nữa là: Thiên-không, Thiếu-âm, Tử-phù, Tuế-phá, Long đức, Phúc-đức, Trực-phù. Vị trí chính của sao Thiên-không được thay bằng sao Địa-không (bịa thêm ra). 2.Giải đoán vận hạn Theo Hi-Di tiên sinh thì đại hạn thứ nhất bắt đầu từ cung Huynh đệ hoặc Phụ mẫu. Trong khi Nam phái đổi là khởi từ cung mệnh. Rồi họ thêm những thứ đặc biệt như: Hạn Tam-tai, hạn Huyết-lộ, hạn Ác-thần, rồi căn cứ vào đó coi mỗi vì sao như một ông thần phải cúng vái trừ tà. Người ta quen gọi Bắc phái là chính phái và Nam phái là phái Hà-lạc. Đời Nguyên khoa Tử-vi bị cấm ngặt, bởi dân Trung-hoa đồng hóa khoa Tử-vi với nhà Tống, nên Nguyên triều cấm đoán, cũng không có gì lạ.
Suốt đời nhà Minh khoa Tử-vi không có gì
đặc sắc, chỉ mô phỏng những điều có từ đời Tống. Đến đời nhà Thanh, vua nhà
Thanh thấy rằng: mấy ông thầy Tử-vi thường được lòng dân chúng. Nhiều ông mượn
cớ coi Tử-vi để khích động dân nổi dậy chống triều đình. Vua Khang-Hy mời các
nhà Tử vi danh tiếng về kinh, phong cho mỗi vị một chức quan để biến các vị
thành tôi tớ triều đình. Lại cử một người Thanh đứng ra cai quản các vị này
soạn bộ Tử-vi đại toàn. Bộ này chưa in thành sách. Trong dịp bát quốc
xâm lăng Trung-hoa, thì Pháp, Nhật mỗi nước lấy được một bản.
(còn tiếp)
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét