Satrungkim có lời tặng ông
Ông Văn Cao ở trên cao
Tận Thiên Thai với những ả đào ngon tơ
Về trần choáng váng bất ngờ
Ngày đêm say xỉn đàn chờ Thiên Thai
Satrungkim vẽ Văn Cao (bằng đồ họa)
Tiểu sử
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao,
sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray (nay
là phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng,
nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh,
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của Văn Cao vốn là giám đốc nhà
máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ, Văn Cao hoc ở trường tiểu học Bonnal, sau lên học
trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm
1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc
năm thứ hai bậc thành chung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải
Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.
Văn Cao kết hôn cùng bà Nghiêm Thúy Băng
năm 1947, có với nhau 5 người con, 3 trai đầu và 2 gái cuối.
Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng
khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý...
Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận... và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là Buồn tàn thu vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm
Đồng Vọng, Văn Cao còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như Gió núi, Gò
Đống Đa, Anh em khá cầm tay. Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao
làm quen với Phạm Duy, khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm
Duy chính là người đã hát Buồn tàn thu, giúp ca khúc trở nên phổ biến.
Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế,
Văn Cao đã viết Một đêm đàn lạnh
trên sông Huế, được coi là bài thơ đầu tay.
Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm
Duy, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội.
Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant - nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền - và theo học dự
thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Văn Cao còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy. Năm
1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức
tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: Cô gái dậy thì, Sám hối, Nửa đêm.
Đặc biệt tác phẩm Cuộc khiêu vũ những
người tự tử (Le Bal aux suicidés) được đánh giá cao và gây chấn động
dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của Văn Cao không bán được.
Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè, Văn
Cao thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội, Hải
Phòng.
Sự nghiệp âm nhạc
So với hai nhạc sỹ Việt Nam nổi tiếng khác
là Phạm Duy có khoảng 1000 ca khúc và Trịnh Công Sơn với 600 ca khúc, Văn Cao
sáng tác không nhiều. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm hai mảng
chính: tình ca và hùng ca. Ngoài ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc
dành cho piano như Sông
Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa...
tổ khúc giao hưởng Anh bộ đội cụ Hồ...
Tình ca
Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống
như những nhạc sỹ tiền chiến khác, Văn Cao viết các nhạc
phẩm trữ tình, nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm
hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay Buồn tàn thu, Văn Cao đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen
thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau Buồn
tàn thu, ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là Thu cô liêu và Suối mơ.
Trong đó Suối mơ vốn là một
đoạn của bản Trương Chi 1 được
Văn Cao phát triển thêm và cùng Phạm Duy hoàn tất. Bản Trương Chi nổi tiếng
sau là Trương Chi 2.
Bên cạnh đề tài mùa thu, Văn Cao cũng viết
hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là Cung đàn xưa và Bến xuân.
Nhạc phẩm Bến xuân có sự
tham gia của Phạm Duy, nhưng về sau Văn Cao viết lại lời mới cho ca khúc này
và đặt tên Đàn chim Việt. Ngay từ những ca khúc đầu tiên,
Văn Cao đã giành được thành công. Buồn
tàn thu được biểu diễn trên
các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm
1944-1945, lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên
phổ biến. Suối mơ, Bến xuân được Phạm Duy đánh giá là cực điểm
của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam.
Nhưng hai tình khúc của Văn Cao được đánh
giá cao hơn cả là Thiên Thai và Trương Chi. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh
Hoa ở Huế in
năm 1944, Văn Cao tự nhận mình là "Người sông Ngự", ghi: "Ảnh
hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ
trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người
sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!". Lời bài hát được đề là của Văn Cao,
Hoàng Thoái. Phạm Duy cho rằng Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu Ích, một người
bạn của Văn Cao. Sử dụng ngũ cung để viết về một câu chuyện cổ, Thiên Thai có tới 94 khuông nhạc,
vừa mang tính trường ca, vừa mang tính nhạc cảnh. Năm 2001, khi phim Người Mỹ trầm lặng được thực hiện, Thiên Thai được sử dụng làm nhạc
nền của bộ phim. Giống như Thiên
Thai, Trương Chi cũng dựa trên tích chuyện cổ nhưng
không phải là một truyện ca mà manh tính tự sự. Ca khúc này còn một đoạn lời
nữa mà các ca sĩ thường không trình diễn: Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ, Lạc loài hương thu thoáng vương
đường tơ.... Hình ảnh Trương Chi
trong bài hát cũng thường được so sách với hình ảnh của chính Văn Cao.
Hùng ca
Ngay từ khi còn trong nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng,
Văn Cao đã viết các ca khúc hướng đạo khoẻ khoắn. Cũng giống như các nhạc sĩ tiến
chiến khác, Văn Cao sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong Gò Đống Đa, Hò kéo gỗ, Bạch Đằng Giang... Ngoài Tiến quân ca, ông còn sáng tác các hành
khúc khác như Tiến về Hà Nội, Thăng
Long hành khúc ca. Tham gia Việt Minh, Văn Cao sáng tác các ca khúc Chiến sĩ Việt Nam, Công nhân Việt Nam,Không
quân Việt Nam...
Năm 1947, sau chiến thắng sông Lô, Văn Cao
viết Trường ca Sông Lô, ca khúc ghi
dấu ấn trong lịch sử tân nhạc. Phạm Duy viết: "Đó
là tác phẩm vĩ đại... chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của nhạc cổ điển
Tây phương... Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc". Cũng theo
ý kiến của Phạm Duy, Trường ca
sông Lô phải là đỉnh cao
nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói
chung và Văn Cao là "cha đẻ" của hùng ca, trường ca Việt Nam.
Sau năm 1954, ngoại trừ Tiến quân ca, các ca khúc khác của Văn Cao không được trình diễn ở
miền Bắc. Nhưng ở miền Nam, các ca sĩ hàng đầu của Sài gòn như Thái Thanh,
Khánh Ly, Hà Thành vẫn trình diễn và ghi âm nhạc phẩm của Văn Cao. Ca khúc Không quân Việt Nam được sử dụng
làm bài hát chính thức của Không lực Việt Nam Cộng hòa.
(theo
Wikipedia)
……
Và chừng
như toàn bộ vết thương cuộc đời Văn Cao, vết thương cuộc đời dân tộc, bỗng mượn
ngón tay ông mà nhỏ xuống cây đàn piano những giọt nước mắt giai điệu, khiến
những vết thương chợt mở miệng ca hát: “Mùa xuân đầu tiên”
Chừng
như nỗi niềm ngày 30 tháng tư năm 1975: “có một triệu người Việt Nam vui
thì cũng có một triệu người Việt Nam buồn” (lời ông cựu thủ tướng Võ Văn
Kiệt) đã hiện ra nơi bài hát: “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao? Trong bài hát ấy,
kỳ lạ thay, tôi nghe có một nửa nước vui thắng trận trào nước mắt và một nửa
nước buồn thua trận cũng trào nước mắt, chợt ôm chầm lấy nhau mà quằn quại,
mà dằn vặt giằng xé nhau, cười khóc mếu máo bầm dập nhau, nên vui ấy sao buồn
hiu hắt thế, lênh đênh phiêu bạt thế, nức nở nghẹn ngào thế?
Có lẽ,
chính vì những điều trên mà kiệt tác “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao sau khi
được báo “Sài Gòn giải phóng” in trước tết Bính Thìn: 01-01-1976, được hát
trên Đài Tiếng nói Việt Nam mấy lần liền bị cấm suốt 24 năm (1976-2000). Sinh
thời, Văn Cao không được nghe, được nhìn thấy đứa con tinh thần lớn lao này của
mình được trình diễn. Sau khi ông mất (1995) 05 năm, “Mùa xuân đầu tiên” mới
ra khỏi nhà tù kiểm duyệt của chế độ.
Xin quý bạn đọc hãy nghe nhà thơ, họa sĩ
Văn Thao, con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao kể sơ qua về sự ra đời của bài
hát này:
“Sau khi bài "Tiến về Hà Nội" ra đời cuối năm 1949, bố
bị đưa ra kiểm điểm và bị phê phán khắp nơi. Từ đó bố đã thề, sẽ không sáng
tác ca khúc chính trị nữa... Nhưng rồi những năm tháng sau này đôi lúc hứng
khởi bố vẫn sáng tác. Vẫn biết có sáng tác ra cũng chẳng được dàn dựng...
Tôi còn lưu giữ được một
số tác phẩm của ông sáng tác sau này nên tôi hiểu những điều ông nói. Giá như
ông không bị rơi vào cái nạn “Nhân văn” và bị “vô hiệu hoá” mất 30 năm thì
tôi chắc rằng ông sẽ còn sáng tác được thêm nhiều tác phẩm cho nền âm nhạc Việt
Nam.
Những ngày tháng sau
đó, căn gác nhỏ nhà Văn Cao không lúc nào ngớt khách. Những khuôn mặt bừng
sáng. Những nụ cười rạng rỡ. Những giọt nước mắt sung sướng bên những ly rượu
tràn đầy và có cả những khuôn mặt, một thời không dám bước chân đến căn gác nhỏ
này vì sợ “bị vỗ vai”.
Văn Cao đã sáng tác
xong ca khúc MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN vào đúng dịp tết Bính Thìn.”
Trích theo Trần Mạnh Hảo trong “ Văn Cao, một thiên tài bị lưu
đày”
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét