Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

phượng hồng


                                          

Chút tình đầu
( trích thơ Đỗ Trung Quân)


………………………….
………………………….
Mối tình đầu của tôi có gì:
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ
Ngọng nghịu mãi…thành câm.

        Bài thơ này được nhạc sỹ Vũ Hoàng phổ nhạc, bài hát Phượng Hồng rất được phổ biến và được yêu thích. Vũ Hoàng đã đổi mãi… thành câm bằng đứng…làm thơ nghe lãng mạn hơn. Vì nói trực tiếp không được phải mượn thơ nói, phù hợp ý câu nhờ bài hát nói giùm. Nhờ nhạc nói chưa đủ, thì nhờ thêm thơ hổ trợ chứ sao lại phải câm. Ai hiểu được người câm nói gì nếu không hiểu được kí hiệu biểu thị ngôn ngữ của họ.

       Bây giờ chúng ta thử Tử Vi hóa sơ lược đoạn thơ trên nhé.

-     Tình đầu: Tướng Khôi. Khôi chủ đầu tiên, sau này thành xưa, thành cũ dễ thấy cảnh không rủ cũng đến nếu có thêm Phục Binh. Trường hợp Tướng Quân thì luôn có Phục Binh xung. Tướng Việt là tình mới, là phát sinh tình cảm, là khuôn mặt mới xuất hiện.

-     Cây đàn nhỏ: Tấu Thư Văn Xương. Xương là nghe, còn biểu thị sự xúc cảm, nên Xương Khúc có tính lãng mạn. Tấu Thư luôn có Kình Đà nên lúc thì cao bỗng, lúc thì trầm lắng.

-       Nhờ bài hát nói giùm: Xương (Khúc) Bạch Hổ. Bạch Hổ là tỏ bày, là cách nói có định hướng, nhưng cách biểu lộ này cũng hơi hãi. Nếu Xương (Khúc) Thanh Long thì thổ lộ nhẹ nhàng hơn. Có Tấu Thư càng phù hợp.( chú ý, Thanh Long không bao giờ gặp Tấu Thư, chỉ trừ hạn hành đi qua). Hay nhất là Thiên Tướng Hồng Thanh Xương Khúc, nghe mà mê hoặc.

-     Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu: đây là câu trở thành danh ngôn trong tình yêu, có ẩn ý trách móc hoặc tự trách móc mình. Vì sao em không hiểu điều ta muốn nói? Hay em giả lơ không muốn hiểu ?.
           Lưu Hà? Vì sao thế? Thiên Cơ là cật vấn, tra hỏi, thắc mắc. Lưu Hà là vì sao, vì cớ gì mà vương vấn (Lưu).
           Cơ Linh Hà Kị. Linh là hờn giận ngầm, Kị là nghi ngờ. Nghi ngờ giận hờn mà tra hỏi. Nên nhớ Thiên Cơ luôn lục hội với Thiên Tướng.

-     gã khờ: Thái Dương Bệnh Phù. Ngày mệt mỏi. Người đàn ông cảm bệnh. Còn chủ về người đàn ông không có lực. Trong bài này, gã khờ mà không khờ. Ta chỉ khờ trước đôi mắt khuynh thành của em thôi nên ta là nạn nhân của em đó. Nếu có thêm Hư ta đúng là kẻ quá khờ dại, vụng về để rồi phải tủi thân vì ảo tưởng.         

-     ngọng ngịu mãi…thành câm: đây là cách Phục Hình, tức là Phục Binh Thiên Hình. Chứ không phải Việt Toái Diêu là bệnh câm điếc. Phục Hình Hư Kị là ngọng nghịu , là hình ảnh mang tính lập đi lập lại mà không rõ ràng. Hình luôn có Diêu tam hợp. Có thể dùng Phục Đà Kị để diễn ý sự thiếu tự tin gây cản trở luôn tái diễn mỗi khi muốn nói, nên nhớ Phục Binh nằm trong tam hợp Thanh Phi Phục, có Thanh Long là tiếng nói.

      Cuối cùng thành câm hay là tình câm cũng thế, vì mượn cây đàn nói chỉ là hình thức thăm dò thôi. Đẹp đấy, hay đấy nhưng em nào có hiểu chứ! Nên em cũng câm luôn, để yêu thương thành cô quạnh đơn phương Tướng Cô Quả  và hình bóng em là kỉ niệm không phai tàn trong anh Hình Ấn Tồn Tướng, dẫu là tình Tướng Hư.


  Bài thơ không nặng tính đa tình diễm lệ, mà ngược lại rất lãng mạn dễ thương của tuổi học trò. Một chút tình đơn phương nhẹ nhàng. Nên hung sát tinh không có. Bài thơ kết hai câu rất xao xuyến, khiến lão đây mỗi lần đọc lại càng bùi ngùi  khó quên tuổi học trò của mình:

Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa…
                                 
-   Cự Dương Đà: mang theo ánh nắng, hay cùng người đàn ông đi xa. Từ Ngọ là cung Ly biểu thị mùa Hè, ta thấy bộ Cự Dương Đà ở Dần. Hoặc Thái Dương cư Ngọ tam hợp Cự ở Tuất hai cung có Đà hội ở Dần cho tuổi Ất. Cách Cự Dương còn thấy từ cung Sửu, Mùi khi Tử Vi ở Tý Ngọ và Cự Tý Ngọ hội Thái Dương ở Thìn Tuất thấy từ Dần trong cách Tử Phá.
     Đà Dương: là theo người đàn ông, còn là ngày xuống, là nắng tà, ở Ngọ ý chỉ chiều mùa hạ. Bởi đâu đó, có lẽ trong em có hình bóng ai đó rồi.
     Cự Đà: mang theo ra đi, là cánh cửa đóng lại, là vẫy tay ly biệt, là khoảng cách giăng xa.

-   Dừng lại là Triệt. Triệt Tồn là không còn nữa. Ý câu thơ là em cùng mùa hè đi rồi, ngày tháng học trò qua rồi, tôi không còn gì nơi đây vì đã mất em, mất luôn chút tình câm thơ mộng.

-   nhớ ngẩn người: Tướng Quân Quốc Ấn, tam hợp với Lộc Tồn. Lời ủi an phủ dụ rằng em ra đi nhưng em vẫn còn trong tâm tưởng của ta, là ấn tượng khó phai nhòa.

-   tà áo lụa nào xa: Thiên Y Thanh Long hạn ngộ Thiên Hư, Lưu Hà. Tà áo xanh xuân, áo học trò nay chỉ còn là hư ảo, như dòng sông Lưu Hà trôi xa. (Thanh Long luôn có Phi Liêm tam hợp chủ bay đi ).


       Đầu năm nói chuyện tình , phải chăng tiểu hạn Liêm Tướng Việt Khôi nằm trong Đại hạn TPVTL, như số phận phải gánh nhận? Qua đây lão xin chúc quý thân hữu có một năm yêu thương tràn đầy.

Satrungkim





0 nhận xét:

Đăng nhận xét