Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

VCD yểu không?


NÓI CHUYỆN TỬ VI 
[TẠP CHÍ KHHB SỐ 23 RA NGÀY 06/10/1972] 

MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU CÓ “PHI YỂU TẮC BẦN’ KHÔNG?
(Cụ Quản Văn Chính, Cử nhân Việt Hán 25 bis Tự Đức-Saigon)

Trong số những độc giả đã gửi thư, hoặc đã lại tận nhà yêu cầu tôi viết tiếp về những điều căn bản cần được thấu triệt để có thể đoán trúng một lá số Tử Vi, tôi để ý nhất đến B.S Hoàng Đình Hiển, hiện đương là y sĩ giải phẫu tại Quân Y Viện Quảng Ngãi.

BS Hiển vừa mới có một cậu con trai, và khi lập xong lá số Tử Vi, ông hơi băn khoăn khi thấy cháu có Mệnh vô Chính Diệu. Nhiều sách và nhiều thầy Tử Vi cho rằng cung Mệnh không có sao chính (một trong số 14 sao của vòng Tử Vi, Thiên Phủ) đóng thì “nếu không nghèo tất chế sớm”.

BS Hiển nhờ tôi giải tỏa nỗi băn khoăn. BS có cho tôi biết thêm là hơn 10 năm nay, từ khi còn là một sinh viên IV-Y Khoa, ông vẫn cố gắng làm tròn nhiệm vụ và luôn luôn lấy cái lý tưởng “Cứu nhân độ thế” của các bậc lương y làm kim chỉ nam cho cuộc đời, thế mà không hiểu tại sao cháu bé lại Mệnh vô Chính Diệu?

Theo ông, đó là một điều hết sức phi lý, vì sách thường bảo rằng những người có Mệnh Vô Chính Diệu đều thường là con thứ, hoặc mẹ là vợ lẽ, nàng hầu.
Tôi đã nói với BS Hiển rằng: sách thường chỉ nêu những nét đại cương, còn người xem số phải đem kinh nghiệm ra đối chiếu và tham bác ngõ hầu tìm ra được một sự thật tương đối.

Kế đó, tôi có kê ra những lá số Tử Vi Vô Chính Diệu, mà người có số như thế đều:
1- Không phải là con thứ.
2- Không phải là con thứ thiếp hay nàng hầu.
3- Cũng vẫn khá giầu, có địa vị và thọ gần 70 tuổi.

Đó là trường hợp của một cụ sanh năm Mậu Tý (sanh năm 1888) và mất năm 1955, thọ được 68 tuổi, có 10 con, 5 trai và 5 gái, người nào bây giờ cũng khá giả cả.
Cụ sanh năm Mậu Tý, tháng 3, ngày 30, giờ Thìn, Mệnh Vô Chính Diệu tại cung Tí, có Đồng Âm cư Ngọ và Cự Nhật cư Thân chiếu vào Mệnh cùng với Tả Hữu và Xương Khúc.

Lá số Mậu Tý:

Như thế, Mệnh vô Chính Diệu đâu có “phi yểu tắc bần”. Cụ này lại là con đầu của một gia đình trung lưu. Nhờ được cụ thân sinh thức thời, khéo uyển chuyển để thích nghi với tình trạng đất nước vào những năm đầu của thế kỷ thứ 20. Cụ Mậu Tý vào năm 1910, năm cụ 22 tuổi, đã bỏ bút lông, chuyển sang học quốc ngữ và Pháp ngữ, nên khi chế độ thi cử bị Chính phủ Bảo Hộ bãi bỏ vào năm 1918 tại Bắc Việt để:
“Ông Nghè ông Cống cũng nằm co,
Ước gì đi học làm ông Phán
Tối rượu sâm banh, sáng lại sữa bò”
Thì ông cụ Mậu Tý đã nghiễm nhiên làm một “Chef Comptable” tại một hãng buôn lớn ở Hải Phòng, có lương cai, bổng hậu, tậu được mấy cái nhà lớn, cùng nuôi được con học đến đại học!

Nhưng, nếu Cụ Mậu Tý Mệnh Vô Chính Diệu này chỉ là trung phú, và gần thượng thọ, thì lá số sau đây mới chứng minh được một cách thật rõ ràng rằng Mệnh Vô Chính Diệu mà vẫn đại phú quý và đại thọ. Tôi muốn nói đến lá số của một nhân vật đương thời tại Sài Gòn, mà hầu hết giới trí thức và giới sinh viên Luật Khoa đều biết đến. Đó là giáo sư đại học Luật khoa Vũ Quốc Thông có bằng Thạc Sĩ. Giáo sư Thông đã từng làm Bộ trưởng Bộ Y Tế thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, làm chủ tịch Tham Chánh Viện và Hội Đồng Quốc Gia Giáo Dục. Ông năm nay mới 56 tuổi, chữ “đại thọ” mà tôi dùng ở trên là chỉ việc hai cụ thân sinh hiện nay còn đại đường và đã trên 80 tuổi, chữ “đại quý” là để chỉ ông là anh của giáo sư Thạc sĩ Vũ Quốc Thúc, người vừa rời bỏ chức Quốc Vụ Khanh đặc trách Kinh Tế, Tài Chánh, và là thân phụ của 3 người con, mà một đã đỗ Dược Khoa, Tiến sĩ và một sắp học xong Y Khoa…


Đấy, một người bằng cấp cao như thế, gia đình như thế mà Mệnh vô Chính Diệu thì đủ cho quý vị độc giả thấy rằng không một câu “Phú” nào trong khoa Tử Vi Đẩu số cũng có giá trị tuyệt đối cả.
GS Vũ Quốc Thông sanh ngày 22 tháng 11, năm Đinh Tỵ, giờ Tý.

Lá số:

Sở dĩ ông đỗ đạt cao như thế, đạt được “công khanh” như thế, là vì ông gần được như “cách” ở trong sách.
Mệnh Vô Chính Diệu đắc tam Không hữu song Lộc, phú quí khả kỳ” tức là Mệnh không có Chính tinh tọa thủ cần phải có tam Không thủ và chiếu, lại cần có cả hai sao Lộc Tồn và Hóa Lộc thủ hay chiếu nữa mới có thể một ngày kia được giầu sang hơn.


Căn cứ vào câu phú này, tôi thấy GS Thông có được:
1- Nhị “không” tọa, chiếu là:
Tuần không ở hai cung Tí, Sửu và Thiên Không ở cung Thiên Di chiếu thẳng vào Mệnh, tức là ông được cách Mệnh Vô Chính Diệu đắc nhị Không. Cái “không” thứ ba là Địa Không, mà trên lá số này, đóng ở cung Hợi, cung Huynh Đệ, giáp Mệnh, có người lại cho rằng trường hợp của GS Thông lại còn tốt đặc biệt, vì “chính bất như chiếu, chiếu bất như giáp”.
 (theo thiển ý STK phần này có vẻ gượng ép. Thiên Không ở đây TVUD không dùng)

2- Song lộc triều viên
“Thân vinh quý hiển” nghĩa là Mệnh cung có Lộc Tồn và Hóa Lộc chiếu vào thì cuộc đời đỗ đạt lớn và làm nên sự nghiệp vẻ vang.
Áp dụng câu trên vào lá số của GS Vũ Quốc Thông, tôi thấy ông tuổi ĐINH nên Lộc Tồn ở cung Ngọ, cung Thiên Di, chiếu thẳng vào Mệnh, mà cung Thiên Di lại có Thiên Đồng, Thái Âm đóng, và theo lối “Đinh Nguyệt, Đồng, Cơ, Cự” thì Hóa Lộc và Hóa Quyền đều ở Thiên Di chiếu Mệnh cho nên lá số Tử Vi của Giáo sư Thông đúng là được cách: “Mệnh Vô Chính Diệu đắc nhị Không, hữu song Lộc, phú quý khả kỳ”.
So với lá số tuổi Mậu Tý nói trên thì lá số này thua lá số của tuổi Đinh Tỵ ở hai điểm:
1) Chỉ có Tuần Không ở Ngọ, Mùi chiếu Mệnh.
2) Không có song Lộc tọa hay chiếu Mệnh.
Nếu nay cho Triệt cũng là một “không” lấy cớ là người ta thường gọi “Triệt lộ Không vong” hay Triệt Không thì lá số Mậu Tý được Nhị Không, dù không có song Lộc, nhưng cũng không thua lá số của GS Thông quá nhiều, bởi lẽ có Xương, Khúc, Tả Hữu chiếu Mệnh trong khi của GS Thông thì có Hữu Bật không có Tả Phù, có Văn Khúc không có Văn Xương.
Nếu tiếp tục thảo luận thêm thì tôi lại thấy như sau:

Khi cung Mệnh Vô Chính Diệu hay quá xấu phải căn cứ vào cung Thiên Di mà đoán.

Điều này quan trọng lắm, nhiều sách đã nói đến, và kinh nghiệm cá nhân cho biết đôi khi tôi chỉ nhìn cung Thiên Di không cần nhìn vào cung Mệnh, mà đoán gần trúng mọi việc chính.

Lá số của GS Thông tốt đặc biệt như thế là do cung Thiên Di có Lộc Quyền, có song Lộc, có Đào Hoa, Thiên Không đồng cung (thông minh) học giỏi là ở hai sao sau này, mà nhờ có song Lộc, có Hóa Quyền nên ông không hoạnh phát, ông đi học mỗi năm một lớp rồi dần dần tiến đến địa vị cao sang, mà ông có tài, có học nên sự giầu sang, phú quý của ông phải bền, chứ không lúc nổi, lúc chìm. Sở dĩ, tôi nói thế là tôi vừa nói theo các sao, lại vừa nói theo tướng mặt và chỉ tay nữa!. Về các sao tôi nghĩ, số ông cung Mệnh không ngộ Địa Không, và Địa Kiếp vì tôi thường thấy chỉ có những lá số Mệnh Vô Chính Diệu mà có Địa Không, Địa Kiếp mới lên một cách đột ngột, để rồi cũng xuống một cách quá bất ngờ.
Lại nữa, Không Kiếp tọa thủ Mệnh Viên, thì người đó không khỏe mạnh mấy. Đằng này, nhờ là sanh giờ Tý, mà Mệnh đóng tại cung Tý nên GS Thông người trông thật phúc hậu, đẫy đà với đôi má dày, tức nơi Địa Khố sung mãn, tức là số giàu có lớn.

Bây giờ chỉ còn xét xem GS Vũ Quốc Thông sẽ thọ được bao nhiêu?
Trước hết, nếu hai cụ thân sinh ra giáo sư đã trên 80 tuổi mà còn đại đường, thì GS cũng hi vọng được thọ lắm. Tôi xin đan cử một tỷ dụ để chứng minh rằng Mệnh Vô Chính Diệu không những là đại phú, mà còn đại thọ, hay thượng thọ nữa. 

Cách đây hơn 10 năm, ở Sở thú tôi đã được gặp một ông cụ đầu râu tóc bạc, cho tôi mượn quyển sách Tử Vi bằng chữ Hán, trong đó có ghi một lá số Vô Chính Diệu thọ đến 92 tuổi.
Đó là lá số tuổi Đinh Hợi, tháng 9, ngày 20, giờ Dần. Mệnh lập tại cung Thân, Vô Chính Diệu, có Cự Nhật ở cung Dần và Đồng Âm ở cung Tý chiếu lên, “hư không chi địa”.


Lá số:

Tôi chú ý đặc biệt đến lá số này, bởi vì tác giả quyển sách đã không biết là lá số của ai nên đánh một cái dấu hỏi to tướng thay cho chỗ vẫn dùng để ghi tên người có số như Khổng Minh, như Hán Cao Tổ.
Vì thế, đến năm 1964, khi sang Đài Loan, tôi có đem ra bàn với các bạn đồng nghiệp tại Bộ Giáo Dục của T.H.Q.G, thì được biết đó là lá số của Tử Vũ mà phú Thái Vi có viết:
Tử Vũ tài năng, Cự tú, Đồng Lương xung thả hợp
Ông Tử-Vũ có tài vì Mệnh vô Chính Diệu ở cung Thân, có Cự Môn, Thái Dương (chứ không phải là Qủa Tú như có sách đã giảng) và Đồng, Âm. Cơ Lương chiếu, cùng với Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc. Số Đinh Hợi này thọ đến 92 tuổi là nhờ :
– Không có Điạ Không, Địa Kiếp chiếu vào Mệnh, Thân.
– Có Thanh Long ở cung Thìn hợp với tuổi Đinh, đi cùng Hóa Kị ở cung Dần chiếu vào Mệnh. Nhân dịp này tôi xin nói thêm rằng Cụ Ba La , rất thích những lá số “Thanh Long Thìn Thổ, Đinh Kỷ Âm Nam, gia hội Kỵ tinh, công danh toại mãn”. Cụ Ba La thường chỉ cho tôi biết là chỉ một cách này là đủ để giảng sự giàu sang, phú quý và thượng thọ của lá số tuổi Đinh Hợi.
Giáo sư Vũ Q. Thông cũng tuổi Đinh Hợi cũng có Thanh Long ở cung Thìn, lại có Hóa Kị ở cung Thân chiếu vào Mệnh như lá số tuổi Đinh Hợi nên tôi chắc GS Thông vừa về lá số, vừa về truyền thống gia đình, ắt cũng sẽ được sống lâu, giàu bền như Tử-Vũ.

Lời giải đoán trên cũng là sự trả lời những thắc mắc của BS Hiển cũng như những ai có lá số Mệnh Vô Chính Diệu. 

Theo tuvilyso.org


Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Chuyện Tử Vi



Lá số
Đoàn Nhữ Hài

 Đoàn Nhữ Hài là học trò trường Quốc Tử Giám. Vào niên hiệu Hưng Long thứ 6 đời Trần Anh Tôn (1298), tức năm Mậu Tuất, hoặc (1299) Kỷ Sửu. Một hôm ra chùa Một Cột chơi, gặp thầy Tử vi. Hài xin xem giùm vận mạng Thầy hỏi :
- Cậu sinh năm nào?
-Tôi tuổi Kỷ Mão, tháng 9 ngày mồng 1, giờ Mão.


Thầy bấm tay một lúc rồi nói :
-Mệnh cậu lập tại mùi, xương, khúc, kình miếu địa thủ mệnh. Lại được Nhật mão, Nguyệt tại hợi tịnh minh chiếu, thêm cách giáp Quang, Quý. Đây lÀ cách của đại thần phò tá Đế Vương.
Năm nay Đại hạn của cậu ớ Tị 
(chú thích: khởi đại hạn từ Huynh đệ?) có Hình, Tang, Cơ, Mã được Nguyệt chiếu. Tiểu hạn ở Thân, ngoại triều có Tham Vũ, Tướng, Quyền, Lộc, Tả, Hữu tất thành đại hỉ sự, đại hỉ sự sẽ đến một cách bất ngờ. Khi cậu bị ngựa đá hoặc cắn thì là khi công danh tới đấy.

 Hài mừng lắm trở về lo học hành, tháng sau trong kỳ thi khảo hạch của trường Quốc-tử giám, Hài bị trượt vì văn ngông nghênh, kênh kiệu quá bài của Hài bị đánh trượt vì ngông nghênh quá. Hài tức lắm, ra chùa Một cột tìm thầy Tử vi để đập tráp vì tội nói láo. Nhưng thầy Tử vi phân trần:
-Tôi chỉ nói năm nay cậu có hỉ sự, tôi đâu có nói cậu thi đậu? Đây tôi cho cậu biết: ngày 13-6 này cậu sẽ gần Thiên Tử.
- Nếu đúng như lời thầy thì tôi sẵn sàng nghe lời dạy bảo.
-Thế thì tốt quá. Ngày 13-6 này cậu còn hoạnh phát tài nữa. Vậy cậu phát bao nhiêu xin cho tôi một nửa. Sau này ở địa vị cực cao quý, cậu phải thương yêu muôn dân.

Hài đồng ý, về nhà. Đến đúng ngày 13- 6 không thấy gần vua như thầy Tử vi nói. Hài xách gậy đi tìm ông thầy đánh về tội nói láo. Trên đường đi, Hài bị một người cỡi ngựa đụng vào té văng dưới đất. Người đó vội xuống ngựa đỡ Hài dậy xin lỗi rối rít.
-Tôi đi vội quá lỡ đụng tiên sinh. Xin tiên sinh bỏ qua cho.
Hài nhìn người đó thấy mặc quần, áo lót đội mũ phía sau ra phía trước. Chân đi bên phải sang bên trái, coi vẻ hốt hoảng. Hài bực mình hỏi :
-Nhà ngươi đi đâu?
-Tôi đi tìm cha tôi
Nguyên đó là nhà vua Trần Anh Tôn. Hôm đó vua uống rượu say mê mệt. Nhân tôn hoàng thượng bất thần về kinh, thấy con say, giận lắm để cây gậy thiên trượng lên mông nhà vua ngụ ý đánh đòn, rồi bảo các quan về Thiên Trường họp.

Lúc tỉnh rượu, Anh Tôn được cung nga, thái giám kể lại, sợ quá chụp mũ đội lên đầu. Trong lúc vội vàng, mới đội phía sau ra phía trước, quên cả mặc áo ngoài, đá chân nọ sang chân kia và đụng phải Đoàn Nhữ  Hài. Vua hỏi:
-Tiên sinh là ai?
-Tôi là Đoàn Nhữ Hài, học trò trường Quốc Tử Giám. Tôi đang buồn vì thi trượt đây.
-Tiên sinh biết chữ chăng?
Hài bực tức :
- Nhà ngươi điên chắc? Ta đã chuẩn bị thi Thái học sinh, thì phải thông Bách gia, Chư tử, Cửu lưu, Tam giáo, lẽ nào không biết chữ?
Vua Anh Tôn vẫn nhũn nhặn:
- Tiên sinh làm dùm ta bài biểu tạ tội với phụ hoàng ta, rồi ta bảo quan Quốc tử giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm sau thi Thái-học sinh tôi sẽ lấy tiên sinh đậu Trạng nguyên, được chăng?

Đoàn Nhữ Hài vẫn chưa biết là vua, quát lên
Nhà người điên chắc? Muốn rụng đầu chăng? Nhà ngươi có biết rằng chỉ có một người được phép lấy trạng nguyên không? 

-Nhà ngươi là ai?
Vua Anh Tôn đáp :
- Tôi là vua

Đoàn Nhử Hài nhìn lại mũ người đó, thấyquả là vua, vội thụp xuống đất tạ tội. Người cỡi ngựa chính là vua Trần Anh-tông. Nguyên sau khi chiến thắng Mông-cổ, năm 1293 vua Trần Nhân-Tông nhường ngôi cho con là vua Trần Anh-Tông rồi đi tu. Vua Anh-Tông thường hay rượu chè say sưa. Nhân một hôm uống rượu Xương-bồ say quá nằm ngủ, thì Thượng-hoàng từ Thiên Trường về Thăng-long. Các quan trong triều không ai biết cả. Nhân-Tông thong thả xem cung điện từ giờ Thìn đến giờ Tỵ. Thái-giám dâng cơm. Thượng-hoàng không thấy vua đâu hỏi thái-giám. Thái-giám đánh thức vua dậy, nhưng vua say quá không tỉnh được. Thượng-hoàng giận quá bỏ về, lệnh cho các quan về Thiên Trường họp, có ý truất phế Anh Tông. Đến giờ Mùi, Anh-tông mới tỉnh dậy, cung nhân đem việc ấy tâu. Vua sợ quá không kịp mặc áo, nhảy lên ngựa chạy tới chùa Từ Phúc, thì đụng phải Đoàn Nhữ Hài. Hai người xuống thuyền về Thiên Trường. Dọc đường Đoàn Nhữ Hài làm tờ biểu dài hai ngàn chữ tạ tội. Nhưng Thượng-hoàng vẫn còn giận, không cho vào. Hai người phải quỳ ở ngoài. Các quan liếc mắt nhìn tờ biểu, thấy văn hay, truyền nhau đọc.
Thượng-hoàng nghe được hỏi:
- Văn ở đâu mà hay như vậy?
Các quan tâu rằng đó là bài biểu tạ tội của vua. Thượng-hoàng truyền:
- Đưa vào đây!
Ý ngài muốn nói rằng đưa bài biểu vào, nhưng các quan hiểu lầm đưa cả Vua và Đoàn Nhử Hài vào. Thượng-hoàng thấy sự đã rồi, đành tiếp biểu xem, thấy lời văn điêu luyện, thống thiết, bèn xá tội cho vua Anh-Tông. Ngài phán rằng:
- Ta đang cần một thiếu niên anh tài phụ tá cho con ta. Nay gặp tiên sinh ở đây
thực là may mắn.
 Hài trình việc gặp hòa thượng ở chùa Diên-hựu, được hòa thượng đoán trước sự việc. Thượng-hoàng phán:
- Khoa Tử-vi do Hoàng Bính truyền sang Đại-Việt, khoa này đâu có truyền ra ngoài dân dã? Hòa thượng xem Tử-vi cho tiên sinh đó là sư phụ của ta, tức Tuệ-Trung Thượng-sĩ đó (tức Trần Quốc Tung).
Hài nghe xong hoảng sợ, nghĩ hôm trước nếu mình gây với hòa thượng thì bị ốm đòn rồi. Bởi Tuệ-Trung là một võ học danh gia đời Trần. Thượng-hoàng hỏi số của Hài.

HÀi than dài:
- Không biết thân có ân phước gì mà gặp toàn những bậc Thánh chúa, Thánh tăng chỉ đường, chỉ lối vậy?

Thượng hoàng nói :
-Chẳng qua là số. Số tiên sinh cung Nô có Tham, Hồng, Đào, Quyền, Tả nên gặp may, duyên kỳ ngộ mà gặp chúa.
  Số của tiên sinh là số của bậc tể thần. Sau này làm nên sự nghiệp hiển hách. Nhưng tiếc rằng Đào, Hồng cư Nô, thì thế nào cũng xảy ra một chuyện bất chính trong tình trường, lại thêm Tham, Hình nữa thì thế nào cũng vì má đào mà sự nghiệp tan vỡ, chết vì nghiệp tình, đáng tiếc thay.

Vua Anh-tông tâu rằng:
- Thần nhi nghe nói căn cứ vào khoa Tử-vi có thể cải được số mạng. Thỉnh cầu phụ hoàng có cách nào cứu được Đoàn tiên sinh không?

Thượng-hoàng bèn xé từ bìa kinh Kim-cương viết mấy chữ “Tứ đại giai không, miễn tử” trao cho Đoàn Nhữ Hài. Tứ đại Giai không là chữ lấy trong kinh Kim-cương:
“Vô nhân tướng, Vô ngã tướng, Vô chúng sinh tướng, Vô thọ giả tướng, tứ đại giai không”. Nghĩa là không có hình tượng của người, của ta, của chúng sinh, không có cái gì lâu dài cả. Bốn cái đó đều là hư ảo..

Thượng-hoàng phán:
- Ta xem số thấy cái vạ vì má đào của tiên sinh sắp tới. Nay ta trao cho tiên sinh mảnh giấy này, khi bị nạn, có thể dùng nó để cứu mạng. Muốn giải cái nạn Hồng, Đào, Hình, Tham thì phải dùng đến Quyền. Nay ta viết chữ miễn tử tức là dùng Quyền rồi, phụ với Hóa-quyền đóng chung ở Tham-lang nữa. Muốn giải hạn Thiên-hình thì dùng đến Không-vong. Ta dùng bìa cuốn kinh Kim-cương, tức là dùng cái Không của đạo Phật. Như vậy mong có thể cứu được tiên sinh.

Trở về Thăng-long, vua Anh-Tông phong cho Đoàn Nhữ Hài làm Ngự-sử trung tán, đây là lần đầu tiên một người không đậu đạt gì, mới 20 tuổi được phong làm Ngự-sử trung tán. Người thời đó ghanh ghét làm thơ giễu Hài như sau:
Phong hiến luận đàm truyền cổ ngữ, Khẩu tồn nhũ xú Đoàn trung tán. Có nghĩa là: Ôn câu cổ ngữ tại đài Ngự sử. Miệng của Trung-tán Đoàn Nhữ Hài còn hôi sữa.

 Sưu tầm



  

Giai thoại Tử Vi



Lá số
Huệ Túc Phu Nhân

   Huệ Túc Phu nhân là con út của Tống triều di thần Hoàng Bính, huý là Thủy Thiên . Khi Hoàng Bính tiên sinh còn làm quan tại triều Tống, thì phu nhân của tiên sinh đã sinh năm người con trai mà chưa có người con gái nào. Phu nhân thường than thở ước ao có được một người con gái. Tiên sinh có nói rằng :

  Ta nhất sinh khảo về Tử Vi thấy cung Tử tức có Lương Nhật tại Mão cung ngộ Khoa, được Thái Âm ở thiên môn chiếu sang, Lương Nhật thuộc Nam đẩu tinh tại nội mạnh hơn Nguyệt ở bên ngoài chiếu, thành ra sinh năm con trai liền . Nhưng Mão là âm cung, thêm Nguyệt chiếu thì thế nào cũng sẽ có một nữ tử quý lắm . Hạn của ta cũng như phu nhân, năm tới đều có số sinh con gái . Như thế thì phu nhân khỏi mong ước lâu .

  Một đêm, tiên sinh ngồi đọc sách tại thư phòng ,bỗng thấy một người con gái tú lệ khác phàm xộc đi vào trước sân nhà, tiên sinh bèn hỏi :
-Nàng kia là ai mà dám xông vào thư các của ta ?
Nữ nhân quỳ xuống ôm mặt khóc :
-Thưa đại quan, tôi bị tác oan . Tôi tên là Thủy, vốn là con của một nho sinh, khi đi qua khúc sông ngoài Tây thành bị tên phú hào tên Ngô Phượng cưỡng bức . Tôi cắn lưỡi tự vẫn để khỏi ô danh thất tiết . Nó bỏ xác tôi xuống đáy sông, cạnh cây phong ba chạc, xin đại quan soi xét .
Tiên sinh phán:
-Nàng đi cùng ta đến gập quan địa phương .

  Nữ tử chạy lại ôm lấy chân của tiên sinh . Tiên sinh giật mình tỉnh giấc mộng, coi lại là giờ Sửu . Tiên sinh bèn gọi kẻ tùy tùng gióng ngựa ra Tây thành . Đi đến khúc sông có cây phong ba chạc, sai tùy tùng xuống mò, qủa nhiên thấy xác chết còn tươi của người con gái tên Thủy trong mộng . Tiên sinh bèn truyền gọi quan địa phương đến giao cho điều tra . Tên Ngô Phượng bị bắt, khảo, xưng hết, bị án trảm . Tiên sinh sai liệm xác Thủy, chôn cất tử tế bên sông . Trên mộ có đặt tấm bia, thủ bút bốn chữ TRINH LIỆT THUẦN CHÍNH .

  Đêm đó khi về đến nhà tiên sinh mộng thấy Thủy đến qùy lạy :
-Tiểu nữ muôn tạ đại quan, nguyện xin đầu thai để báo đáp công ơn .

  Sau đó thì phu nhân của tiên sinh thọ thai . Năm Tân Dậu, tháng ba, giờ Dần, ngày 24 phu nhân sinh được một bé gái, tú lệ khác phàm . Đặt tên là Thủy Thiên.



  Tiên Sinh bấm số than :
-Cung số của ta, Thân tại Di cung ngộ Tham, Quyền, Đào, Hồng, Khôi . Sự nghiệp viên thành ngoại xứ . Số phu nhân ta Thân cư Phu Quân, thì đương nhiên bôn ba theo ta rồi . Trong năm con trai, người nào cũng Thân tại Di cung đến Thủy Thiên Thân cư Quan lộc ngộ Nhật, Tả, Khoa, Quyền, Khúc, Việt, quá tốt Như vậy thành danh nhờ ta và chồng nó sau này . Thế thì cả nha ta phải xuất ngoại mới thành danh . Ta trộm xem số của Hoàng thượng cùng chư Vương, Thái tử, Tam công, Cửu khanh, thấy vận cùng cả rồi, chắc là không khỏi vong quốc . Âu là ta mang cả tộc thuộc Nam di để khỏi nhìn thấy quốc phá .
  Phu nhân hỏi :
-Số của đứa gái này tốt chăng ? Lớn lên đẹp chăng ?
  Tiên sinh đáp :
-Đẹp lắm, “ Nhật Nguyệt, tinh minh hợp chiếu hư không, cư trung Khôi, Hồng, nam tất vi tể tướng, nữ tất đắc quý nhân sủng ái .
  Lại hỏi :
-Học có giỏi chăng ?
  Đáp :
-Thông minh gấp mười phu nhân, gấp hai ta . Vì được cả bộ Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Đào, Hồng, Khoa, Quyền, Lộc .
 Hỏi :
-Có gì xấu chăng ?
 Đáp :
-Ngặt vì Cơ, Nguyệt, Hỉ, cư Thiên Di, ngộ Hữu, Xương, Kị, Đà . Cơ, Xương ngộ Kỵ thì văn tài xuất chúng . Có Hữu, Hỷ thì may thêu đều giỏi . Song Đà, Kỵ thì danh không hiển được . 

  Mùa xuân tháng Giêng, niên hiệu Nguyên Phong thứ 7 đời Trần Thái Tông (1257) Tiên sinh cùng gia tộc 1200 người tới biên ải xin lập nghiệp tại An Nam .

Thái Tông được tin báo, đón về Kinh cho tạm trú tại An ấp . Tháng 6 Thuỷ Tiên tiểu thư tiến cung, được phong Huệ Túc Phu Nhân . Khi phu nhân nhập cung thì từ tư thái, ngôn ngữ, cư xử khác phàm . Từ hoàng hậu đến cung nga, thái giám không ai mà không nể phục .

   Sưu tầm



Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

tìm hiểu về IS




“Thuyết âm mưu” về phiến quân IS
Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai.
Amsterdam University of Applied Sciences

Tổ chức IS

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, hiện đang giảng dạy môn Trung Đông Học tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan và là tác giả cuốn “Con Đường Hồi Giáo” viết về 12 quốc gia Trung Đông thời hậu Mùa Xuân Ả Rập.

Với sự man rợ không cần giấu diếm, hẳn nhiều người cho rằng IS (Islamic State) đang tự cô lập mình bằng muôn vàn kẻ thù.
Trong cuộc trò chuyện gần đây với những người bạn Hồi giáo, tôi nhận thấy các cuộc tranh luận của họ không bao giờ thiếu món ăn đặc trưng của những đất nước vùng Trung Đông:  Thuyết âm mưu.

-Tiền của IS ở đâu ra?
 Thuyết âm mưu: “Israel và bè lũ Do Thái luôn tìm cách lũng đoạn Trung Đông”; “Mỹ bí mật tài trợ cho IS để tạo cớ cho sự có mặt quân sự tại khu vực”.

 Trong thực tế, IS được tiếp năng lượng chủ yếu từ hai nguồn tài chính sau.
Thứ nhất là dầu. IS được ví như Taliban với những giếng dầu trong tay. Mỗi ngày IS bán được tới 30.000 thùng dầu với giá rẻ hơn giá thị trường, dao động quanh 25-65 đô la/ thùng. Dầu được vận chuyển ra ngoài địa hạt của IS bằng các trung gian mối lái người Kurd, bán lại cho các khách hàng ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, và cho chính bản thân chính quyền Assad của Syria. Syria nhận dầu, và bán vũ khí cho IS.

Sự oái ăm này thực ra không hề lạ lẫm trong những màn trình diễn chính trị và xung đột ở Trung Đông. Nền kinh tế kiểu chiến tranh đã trở thành câu chuyện tính toán ăn chia thường ngày của các nhà độc tài chính trị nơi đây. Ngoài mặt, IS chính thức là một tổ chức thánh chiến dòng Hồi Sunni với mục tiêu đánh đổ chính quyền dòng Hồi Shia của Syria.

Tuy nhiên, cả hai bên đều hiểu rằng, họ có thể một tay dí súng vào đầu nhau, dưới gầm bàn, tay kia hoàn toàn có thể tạm thời ngoắc ngoặc với nhau trong những thương vụ làm ăn cả hai bên đều có lợi. Các nhà quan sát đã gọi mối quan hệ này là “frienemy”, một dạng quan hệ vừa đối đầu vừa đối thoại giữa hai kẻ vừa là bạn vừa là thù. Số tiền bán dầu chảy vào túi IS mỗi ngày lên đến 2-3 triệu đôla.
Lưu ý rằng Al-Qaeda chỉ cần 30 triệu đôla mỗi năm để vận hành bộ máy khủng bố, và chỉ cần 1 triệu đôla để chi cho cuộc tấn công Tháp Đôi.

Nguồn tài chính thứ hai xuất phát từ vùng Vịnh. IS đã luôn được sự ủng hộ từ khi còn trong nôi của những tổ chức tôn giáo và cá nhân tại Saudi, Qatar và Kuwait.
Lưu ý rằng sự ủng hộ này không hẳn đã trực tiếp đến từ chính quyền các quốc gia vùng Vịnh theo dòng Sunni mà chủ yếu từ những tổ chức cá nhân riêng lẻ. Nguồn tiền cho IS chảy ra từ túi những kẻ cách đây vài năm đã chót lạc quan cho rằng chính quyền Hồi Shia của Syria chắc chắn sẽ nhanh chóng sụp đổ. Khi Syria sụp đổ, một tổ chức Hồi Sunni như IS sẽ đóng vai trò trải đường cho các diễn biến chính trị có lợi cho sự ảnh hưởng quyền lực của Hồi giáo Sunni.

Tại sao các tổ chức tôn giáo và cá nhân này lại không ủng hộ các nhánh quân nổi dậy trung dung của Syria mà lại đổ tiền vào một tổ chức cực đoan như IS? Nguyên nhân thứ nhất là do họ không tin vào phương Tây, nhất là khi phương Tây dù lên tiếng ủng hộ các nhánh quân trung dung nhưng lại không chịu đổ tiền vào trang bị vũ khí.

Nguyên nhân thứ hai sâu xa hơn, sẽ được bàn đến trong phần sau.

-IS là sản phẩm của ai?
 Thuyết âm mưu: “Israel và bè lũ Do Thái luôn tìm cách lũng đoạn Trung Đông”; “IS là đứa con hoang của Mỹ, vô thừa nhận, và bị làm biến dạng một cách cố ý để tránh tội lỗi, hệt như Taliban với xuất xứ từ những chiến binh thánh chiến mà Mỹ chống lưng để chống lại cuộc xâm lược của Liên Xô tại Afghanistan”

 Trong thực tế, chúng ta chỉ có thể hiểu về IS nếu đi ngược lại lịch sử chừng 100 năm, khi nhà Saud – khởi đầu chỉ là chủ một bộ lạc nhỏ ở vùng sa mạc Nadj – đến đầu thế kỷ thứ 19 đã bắt tay với một nhánh Hồi giáo khá cực đoan là Wahhabi dần dần đánh chiếm và làm chủ gần như toàn bộ vùng bán đảo Ả Rập, bao gồm cả thánh địa Mecca và Medina.

Cam kết của nhà Saud và Wahhabi có thể được coi là một trong những cuộc hôn nhân thực dụng nhất giữa quyền lực chính trị và tôn giáo mà trong đó nhà Saud sẽ mang danh lãnh đạo còn giáo lý Hồi dòng Wahhabism sẽ là kim chỉ nam của vương quốc. Không ai có thể ngờ rằng mối liên minh này đã tạo ra một đất nước bị bóp nghẹt trong bàn tay quyền lực của chính mình.

Hơn 20 năm qua, 95% trong tổng số hơn 1000 khu kiến trúc cổ của Saudi đã bị tàn phá, hầu hết là các thánh đường Hồi giáo và di tích nơi sinh sống của thiên sứ Muhammad.

Wahhabi cho rằng bất kỳ một kiến trúc lịch sử nào cũng có thể trở thành những nơi thờ cúng linh tượng, và vì chỉ có Thượng Đế mới đáng để tôn thờ, nếu ngôi mộ của chính Muhhamad trở thành nơi tín đồ cúng bái thì cũng sẽ bị san phẳng. Ngôi nhà của vợ ông ở Mecca bị xây trùm lên bằng một hàng nhà xí công cộng.
Những tàn tích cuối cùng của một nền văn minh đa sắc màu cũng như những bằng chứng cuối cùng của một nền văn hóa Hồi giáo cổ gần như cố tình bị triệt tiêu và xóa sổ, đặt vào tay những thầy tu Wahhabi quyền năng tối thượng trong việc viết lại lịch sử tôn giáo và diễn giải triết lý Hồi giáo theo lý lẽ của riêng mình.

Bước vào thế kỷ 21, Saudi Arabia là một vương quốc dầu lửa giàu có nhưng mang trong mình một khối nội tạng khổng lồ vay mượn của giáo lý cực đoan Wahhabi, biết là di hại mà không thể vứt bỏ vì liên minh quyền lực với các thầy tu tôn giáo đã trở thành xương tủy của cơ thể chứ không còn là những bộ phận cấy tạo.
Nhà vua Saudi dù nổi tiếng là người có tư tưởng cải cách nhưng không thể ngăn cản được một bộ phận dân chúng đã ngấm chất máu cực đoan của dòng giáo lý nổi tiếng tàn khốc và bạo lực này.

Chính quyền Saudi dù là đồng minh thân cận của Mỹ, nhưng không thể ngăn cản được tinh thần Wahhabi được nuôi nấng từ khi còn trong nôi. Với đồng tiền dầu lửa, IS là một trong những sản phẩm vượt biên giới, trực tiếp hoặc gián tiếp, của cả một hệ thống giáo lý cực đoan dùng làm công cụ cho chính trị và quyền lực, di căn đến từng tế bào mà không thể cắt bỏ vì “công cụ” dính chặt đã trở thành một phần không thể tách rời của cơ thể.
Phiến quân Hồi giáo đã chiếm được nhiều khí tài quân sự hiện đại do quân đội Iraq bỏ lại.

-IS chỉ bó hẹp ở Trung Đông?
 Thuyết âm mưu: “Israel và bè lũ Do Thái luôn tìm cách lũng đoạn Trung Đông và cả thế giới nếu cần”; “IS là vũ khí kiểu mới của Mỹ, được Mỹ dùng làm con mồi để có thể can thiệp quân sự vào bất kỳ nơi nào trên thế giới, chỉ cần lấy cớ là mạng lưới của IS lớn mạnh và gây xung đột”.

 Trong thực tế, IS hoàn toàn có khả năng bị dập tắt, dù khả năng này là rất nhỏ vì nhiều lý do, trong đó có lý do IS mang dáng dấp của một nhà nước chứ không phải chỉ là một tổ chức khủng bố .

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là trong bất kỳ viễn cảnh nào, IS lớn mạnh, bị triệt tiêu hay chỉ còn ngoi ngóp thở, thì “tư tưởng IS” đã thành công rực rỡ trong việc gửi đi khắp toàn cầu một thông điệp rằng sự thống nhất của thế giới Hồi giáo là điều hoàn toàn có thể, rằng lý tưởng xây dựng một nhà nước Hồi giáo “hoàn toàn thanh tẩy” là điều có thể.

Và thông điệp này không rơi tõm vào khoảng không. Chúng được đón nhận bởi một hệ thống rada đã được cài cắm, chăm bón, phát triển ở khắp năm châu bốn biển từ nhiều năm trước. Chúng ta lại quay trở về đối mặt với một người quen: Wahhabism từ Saudi.

Tiền từ túi những cá nhân và tổ chức cực đoan của Saudi từ hàng chục năm qua đã lan tỏa ra toàn thế giới, mua chuộc các lãnh đạo tôn giáo, trả lương cho các thầy tu, cung cấp sách vở, đổi thay giáo lý, xây dựng thánh đường, trợ cấp tiền cho thanh niên của hàng trăm đất nước sang vùng Vịnh học tập, sau đó trở về quê hương, đem theo lý tưởng Wahhabi, thay máu niềm tin và cực đoan hóa cách sống của những người dân địa phương.

Các quan chức của Saudi cho biết trên toàn thế giới có 1500 nhà thờ Hồi giáo, 202 trường ĐH, 210 trung tâm tôn giáo được tài trợ bởi các nguồn tiền từ Saudi. Trong số này có cả Việt Nam, một số thánh đường lớn mới xây với tiền tài trợ từ Saudi, chưa kể nguồn tài trợ từ Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập. Nhiều thanh niên Hồi Việt Nam sau khi đi học đã và đang trở về làm công tác truyền giảng giáo lý.


Trong một buổi thảo luận về Hồi giáo hồi tháng 3 năm nay tại Việt Nam, tôi đã sững sờ khi khách mời của chương trình, một thanh niên gốc Chàm được gửi đi học tại Saudi trở về làm thầy giảng đạo, đã rất mạnh mẽ tuyên bố và bảo vệ một quan điểm khá cực đoan “phụ nữ kém đàn ông một bậc”. Đây là một câu trích trong Quran (2:228) và chỉ những kẻ cực đoan mới hiểu một cách máy móc là đàn ông ưu việt hơn phụ nữ. Tuy nhiên, tôi vui mừng khi thấy anh ta bị khán giả dồn lên chỉ trích, trong đó có cả một cô gái Hồi giáo.

Việt Nam chưa có chiến binh thánh chiến, nhưng liệu lịch sử tôn giáo dung hòa của Việt Nam có thể ngăn cản sự hình thành những chiến binh thánh chiến hay không là một câu hỏi mở.

Vài nguồn tin khảo cứu cá nhân cho biết một bộ phận dân Hồi Việt Nam bắt đầu có tín hiệu Ả Rập hóa kiểu Wahhabi. Những bộ quần áo bình thường bắt đầu được thay bằng quần áo chùm màu đen. Nhiều phụ nữ Hồi trẻ tuổi người Việt Nam bỏ cách tín ngưỡng Hồi giáo truyền thống, thay tên đổi họ bằng tiếng Ả Rập, che mạng kín mặt, và cho rằng Hồi giáo không cho phép nam nữ bắt tay nhau.

Những thanh niên Hồi giáo này hoàn toàn không biết rằng họ đang bị Ả Rập hóa và Wahhabi hóa chứ không phải Hồi giáo hóa. Trong giới những người trẻ tuổi ở Trung Đông, chỉ những tín đồ khá thủ cựu đi theo phong trào cực đoan Salafi của Wahhabism mới kiên quyết rũ bỏ các giá trị và phong cách sống trung dung để quay lại thực hiện lối sống hà khắc như vậy.

Trong suốt thời gian 9 tháng tại Trung Đông năm 2012, chỉ có duy nhất một lần tôi bị từ chối bắt tay (một cách khá lịch sự) bởi một nông dân ở Yemen vì anh ta mới tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị đi lễ. Sau khi làm lễ, người nông dân này đã hối hả tìm lại tôi để bắt tay và xin lỗi. Yemen là quốc gia nghèo nhất và cũng cực đoan nhất trong thế giới Hồi giáo.

Người Hồi ở Việt Nam từ xưa vốn không có nhiều mối liên quan mật thiết với thế giới Hồi giáo bên ngoài. Khi mở cửa ra hòa nhập với thế giới, họ hào hứng hòa mình vào cộng đồng lớn, đón nhận một phiên bản Hồi giáo khác với những gì truyền thống từng được học.

Thiếu đi sự so sánh và cái nhìn tổng quan, rất nhiều người trong số họ không hề biết rằng phiên bản Hồi giáo mà họ đang nhận được có thể là một phiên bản khá cực đoan. Và vì ngộ nhận đây mới chính là “Hồi giáo chính thống”, họ có thể vô tình tiếp nhận một nhánh tôn giáo mà cả thế giới Hồi giáo đang coi là hiểm họa.
Nhiều quốc gia châu Âu đang thực sự lo lắng về hàng ngàn chiến binh thánh chiến gốc Trung Đông, dù sinh ra và lớn lên ở châu Âu nhưng trái tim thuộc về IS.

Không đơn giản chỉ là việc những chiến binh này được đẻ ra từ tư tưởng Wahhabi bắt rễ tại chính châu Âu bằng tiền dầu lửa, những chiến binh này sẽ quay trở lại châu Âu, cực đoan hơn, và mang theo mầm sống IS. Mảnh đất lý tưởng cho mầm sống này chính là những thánh đường, tu sĩ, và giáo lý đã được từ từ ngấm chất Wahhabi từ hàng chục năm nay.

Việt Nam chưa có chiến binh thánh chiến, nhưng liệu lịch sử tôn giáo dung hòa của Việt Nam có thể ngăn cản sự hình thành những chiến binh thánh chiến hay không là một câu hỏi mở. Sự ảnh hưởng của Wahhabism lên cộng đồng Hồi giáo Việt Nam có thể chưa rõ ràng, nhưng bất kỳ khoản tiền viện trợ hoặc học bổng du học đào tạo giáo sĩ Hồi giáo nào đến từ vùng Vịnh cũng cần phải được cân nhắc kỹ càng.

Như vậy, không chỉ có hàng ngàn chiến binh thánh chiến gốc Trung Đông sinh ra và lớn lên ở châu Âu sẽ trở về mang theo mầm sống IS. Tư tưởng IS hoàn toàn có thể bén gốc ở bất kỳ nơi đâu, miễn là ở đó mảnh đất đã được tưới tắm bằng những đồng tiền dầu lửa từ những tổ chức tôn giáo cực đoan của vùng Vịnh.

Theo www.bbc.co.uk




Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Danh Họa Picasso



Lá Số
DANH HỌA PABLO PICASSO
1881-1973



Pablo Ruiz Picasso (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881 lúc 00g42 nhằm ngày 03 tháng 9 năm Tân Tị, giờ Tý), thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso , là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Picasso là con đầu lòng của ông José Ruiz y Blasco và bà María Picasso y López. Ông được đặt tên rất dài là Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno Maria de los Remedios Cipriano de la Santísima Trinidad Clito Ruiz y Picasso.

Ngay từ khi còn nhỏ, Picasso đã bộc lộ sự say mê và năng khiếu trong lĩnh vực hội họa, theo mẹ ông kể lại thì từ đầu tiên mà cậu bé Pablo nói được chính là "piz", cách nói tắt của từ "lápiz", trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bút chì. Cha của Picasso là một họa sĩ chuyên vẽ chim theo trường phái hiện thực, ông José còn là một giảng viên nghệ thuật và phụ trách bảo tàng địa phương, trường Mỹ thuật công nghệ tạo hình của Barcelona. Vì vậy, Picasso có được những bài học đầu tiên về nghệ thuật chính từ cha mình.

Vào Học viện mỹ thuật (Academia de San Fernando) tại Madrid được chưa đầy một năm, năm 1900 Picasso đã bỏ học để sang Paris, trung tâm nghệ thuật của Châu Âu thời kỳ đó. Tại thủ đô nước Pháp, ông sống cùng Max Jacob, một nhà báo và nhà thơ, người đã giúp Pablo học tiếng Pháp. Đây là giai đoạn khó khăn của người họa sĩ trẻ khi ông phải sống trong cảnh nghèo túng, lạnh lẽo và đôi khi tuyệt vọng, phần lớn tác phẩm của Pablo đã phải đốt để sưởi ấm cho căn phòng nhỏ của hai người. Năm 1901, cùng với người bạn Soler, Picasso đã thành lập tờ tạp chí Arte Joven ở Madrid. 
Số đầu tiên của tạp chí hoàn toàn do Pablo minh họa.

Trong những năm đầu của thế kỉ 20, Picasso thường xuyên qua lại giữa hai thành phố Barcelona và Paris. Tại Paris, Picasso kết bạn với rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở khu Montmartre và Montparnasse, trong đó có người sáng lập trường phái siêu thực André Breton, nhà thơ Guillaume Apollinaire và nhà văn Gertrude Stein. Năm 1911, Picasso và Apollinaire thậm chí đã từng bị bắt giữ vì bị nghi ăn trộm bức tranh Mona Lisa khỏi Bảo tàng Louvre nhưng cuối cùng hai người cũng được tha vì vô tội.

Năm 1904, ông bắt đầu mối quan hệ lâu dài với Fernande Olivier, người phụ nữ xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm Thời kỳ Hồng của họa sĩ. Thời kỳ này được gọi là Thời kỳ Hồng vì đây là thời kỳ ông toàn dùng màu hồng nhạt mềm mại để làm nền tranh cho mình, thời kỳ Hồng của ông được tồn tại trong 3 năm. Sau khi bắt đầu nổi tiếng và trở nên giàu có, Picasso đã bỏ Olivier để quan hệ với Marcelle Humbert mà ông gọi đơn giản là Eva, chủ đề của rất nhiều bức tranh theo trường phái lập thể của ông. Sau đó ông còn đi lại với nhiều người phụ nữ khác mặc dù đã có vợ và con. 

Tác phẩm Các tác phẩm của Picasso thường được phân loại theo các thời kỳ khác nhau. Tuy rằng tên gọi các thời kỳ sáng tác sau này của họa sĩ còn gây nhiều tranh cãi, người ta phần lớn đều chấp nhận cách phân chia thời kỳ sáng tác của Picasso thành :
-Thời kỳ Xanh (1901–1904): Có lẽ cách dùng màu xanh thẫm của họa sĩ chịu ảnh hưởng từ chuyến đi xuyên Tây Ban Nha và sự tự sát của người bạn Carlos Casagemas.
-Thời kỳ Hồng (1904–1906): Năm 1904 tại Paris, Picasso gặp Fernande Olivier, một người mẫu cho các họa sĩ và nhà điêu khắc, rất nhiều tác phẩm của ông trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ nồng ấm giữa hai người.
-Thời kỳ Ảnh hưởng Phi châu - điêu khắc (1908–1909): bắt đầu với tác phẩm nổi tiếng Những cô nàng ở Avignon (Les Demoiselles d'Avignon) lấy cảm hứng từ những đồ tạo tác Phi châu. Ông cho rằng mọi loại nghệ thuật phải tự học được cái hay của nhau. Ông chọn châu Phi làm cảm hứng của mình bởi tính Lập thể rõ ràng của nó.
Những cô gái  ở Avignon

-Thời kỳ Lập thể phân tích (1909–1912): Chủ nghĩa Lập thể phân tích là phong cách vẽ mà Picasso đã phát triển cùng Georges Braque theo đó sử dụng những màu đơn sắc ngả nâu cho các tác phẩm.
-Thời kỳ Lập thể tổng hợp (1912–1919): Đây là sự phát triển chủ nghĩa lập thể của Picasso với việc sử dụng nghệ thuật cắt dán bằng các chất liệu vải, giấy báo, giấy dán tường để mô tả đề tài tĩnh vật và nhân vật.
-Chủ nghĩa cổ điển và siêu thực: Sau Thế chiến thứ nhất, Picasso bắt đầu thực hiện các tác phẩm theo trường phái tân cổ điển (neoclassicism). Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Picasso, bức Guernica đã được sáng tác trong thời kì này. Bức tranh mô tả cuộc ném bom vào Guernica của phát xít Đức trong Nội chiến Tây Ban Nha.

Picasso và bức Guernica

-Giai đoạn cuối đời: Picasso là một trong 250 nhà điêu khắc tham gia Triểm lãm điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tổ chức tại Bảo tàng mỹ thuật Philadelphia vào mùa hè năm 1949.
    Trong thập niên 1950, họa sĩ một lần nữa thay đổi phong cách sáng tác, ông thực hiện các bức tranh dựa trên phong cách của các bậc thầy cổ điển như  Diego Velázquez, Goya, Poussin, Édouard Manet, Courrbet và Delacroix.

     Khi Picasso qua đời, rất nhiều tác phẩm do họa sĩ sáng tác vẫn thuộc quyền sở hữu của ông
vì Picasso cảm thấy không cần thiết phải bán chúng. Thêm vào đó, ông còn có một bộ sưu tập
rất giá trị các tác phẩm của những họa sĩ yêu thích như Henri Matisse. Vì Picasso không để lại di chúc, một phần bộ sưu tập này được dùng để trả thuế cho chính phủ Pháp và nó được trưng bày tại Bảo tàng Musée Picasso tại Paris. Năm 2003, những người thân của họa sĩ đã cho khánh thành một bảo tàng tại thành phố quê hương ông, Málaga, đó là Bảo tàng Museo Picasso Málaga.

Pablo Picasso từ trần ngày 8 tháng 4 năm 1973 tức là ngày 06-3-Quý Sửu tại Mougins, Pháp, trong khi ông cùng bà Jacqueline đang chủ trì một buổi tiệc với bạn bè, thọ 93 tuổi. Tác phẩm ông để lại gồm có 1.800 bức tranh sơn dầu, 3 vạn bản tranh, 7.000 bức ký họa phác thảo và có khá nhiều tác phẩm khó hiểu. Picasso được an táng tại công viên Vauvenargues ở Vauvenargues, Bouches-du-Rhône, Pháp.

Picasso có vài bức tranh nằm trong danh sách những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới:
-Bức "Nude on a black armchair" - được bán với giá 45,1 triệu USD năm 1999.
-Bức Les Noces de Pierrette - được bán với giá hơn 51 triệu USD năm 1999.
-Bức Garçon à la pipe - được bán với giá 104 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby's ngày 4 tháng 5 năm 2004 đã lập kỉ lục thế giới về giá cho một tác phẩm nghệ thuật.
-Bức Dora Maar au Chat - được bán với giá 95,2 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby's ngày 3 tháng 5 năm 2006.

(Tổng hợp từ Wikipedia.org)


Lá Số TỬ VI


Mệnh, nội là Tử Phủ Vũ Tướng Liêm, ngoại Sát Phá Tham. THÂN Mệnh đồng cung với Vũ Khúc Xương Khúc Khoa Kị tài giỏi, thêm Khôi Việt quý hiếm kì tài. Càng hay hơn khi Phủ Tướng có Cáo Phụ . Rất độc đáo và hiếm có một bộ TPVTL hợp cách văn khoa tinh nhiều như thế. Chưa kể Tả Hữu nhất hô bá nặc nữa. Nếu Mệnh có Quyền chắc là ông đã tham chính hoặc vào quân đội để “nhất hô bá nặc”. Tuy thế, ngày nay khi nhắc đến tên ông không ai có thể phủ nhận Phủ Cáo và thán phục vì Vũ Đào Khoa Khúc Kị tài hoa lạ kì của ông.

Đặc biệt Mệnh lại có Linh Tinh không bị phá cách nên càng linh diệu, Việt Linh Khoa Kị ngôi sao sáng chói. Cũng nhờ cách Kình Linh Khôi Việt mang ý chống lệnh, không theo cũ chẳng theo mới, ông đã tạo nên trường phái Lập Thể, phải có Đào Quả Khoa Kị  thì ông Vũ Khúc tài năng mới tạo ra bước ngoặt nỗi trội với kết quả xuất chúng  như thế. Thật ra ông là người chống chiến tranh và nó luôn tiềm ẩn trong tranh của ông.

Phủ Khoa tức là môn học về quét, phủ, sơn, lấp...Trong xây dựng là nghề sơn. Hội họa cũng quét phủ thế thôi.

Một sự thú vị nữa là từ Tật Ách cung ta thấy Thiên Hình ngộ Tam không, nghĩa là hình dáng, hình dạng không giống ai cả, đi với Cự Cơ Đồng và Thái Dương xung, rõ ràng cả cơ thể, miệng, mắt, bụng gì cũng chả giống ai. Lập thể, được thể hiện từ góc nhìn nhiều chiều không gian hội tụ lại. Tranh của Picasso, vì thế, không dễ nhìn và khó hiểu.

Vũ Tướng có Đào Hồng Khôi Việt, Picasso có trang tình sử khá dày.

Bước vào đại vận 93-102, Thiên Cơ  có Bạch Hổ gặp Lưu Triệt hội Tang Khốc thêm từ Ách cung có Hình gia Lưu Việt, tiểu vận Phi Hỏa Lưu Khôi Lưu Tang  nhị hợp Mệnh Linh Kị, vậy là ngôi sao kì lạ đã bay vào hư vô. Ông mất khi cùng vợ chủ trì buổi tiệc với bạn bè.

Câu hỏi:
Nếu Thiên Hình ở Mệnh (hội mệnh) với lá số như Picasso, bạn nghĩ gì?








Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Anh Hùng Áo Vải Đất Lam Sơn


Lá Số
Vua LÊ LỢI
1385-1433
Tượng Vua Lê Lợi ở Thanh Hóa

     Tổ bốn đời của Lê Lợi là Lê Hối, người Thanh Hóa. Một hôm đến vùng núi Lam Sơn thấy cảnh đất lành chim đậu, ông dời nhà về đây.

    Lê Lợi sinh vào giờ Tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 đời nhà Trần tại quê mẹ ở làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (sau là Thủy Chú, nay là Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). . Bố ông là hào phú Lê Khoáng lấy bà Trịnh Thị Ngọc Thương sinh được ba người con: Lê Học, Lê Trừ và Lê Lợi.

    Lê Lợi vừa lớn lên đã chứng kiến sự sụp đổ của triều Trần, những cuộc khởi nghĩa của nông dân  và những cố gắng cải cách của triều Hồ. Những biến động chính trị-xã hội đó hẳn có ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng của Lê Lợi, nhưng có lẽ chưa tác động bao nhiêu đến địa vị và chí hướng quân trưởng của miền núi rừng Lam Sơn xa xôi.

    Sau khi bức ép vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa) và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.
Triều đình nhà Minh (Trung Quốc), vốn rất muốn xâm lăng Đại Ngu, đã nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1407. Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407, thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương. Vương triều Hồ và nước Đại Ngu sụp đổ.

    Nhà Minh thực hiện chính sách xóa bỏ nền Văn minh sông Hồng bằng các cách như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt, khiến cư dân Việt rất uất ức và căm giận. Hơn 1.000 năm, các triều đình Trung Quốc không đồng hóa được văn hóa Việt, nên việc làm của nhà Minh đã đem lại một kết cục xấu cho sự đô hộ của họ.

Khởi nghĩa Lam Sơn
    Đầu năm Bính Thân (1416) Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín nhất, cùng tâm huyết và chí hướng, trong đó có Nguyễn Trãi, làm lễ thề kết nghĩa anh em, nguyện sống chết “chung sức đồng lòng chống giữ địa phương để trong cõi được ở yên".
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú,... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa.  Đồng thời ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Minh cứu nước.

    Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có những lúc Lê Lợi và quân Lam Sơn phải trốn chạy.
Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1421. Một lần bị quân Minh vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, anh em kết nghĩa của Lê Lợi là Lê Lai theo gương Kỷ Tín (tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang thời chiến tranh Hán-Sở) phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn một toán quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chủ tướng Lam Sơn nên lơ là phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường chạy thoát. Lê Lai bị quân Minh giải về Đông Quan và giết chết.

    Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều gian nan, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngay cả con ngựa đang cưỡi của mình để cho tướng sĩ cùng ăn.
Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1423. Đến năm 1424, khi quân lực và lương thực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giết sứ giả, nên Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà.

    Vương Thông nghe tin hai đạo viện binh bị đánh tan, sợ hãi xin giảng hòa để rút quân. Lê Lợi đồng ý cho giảng hòa để quân Minh rút về nước. Ông cùng Vương Thông tiến hành làm lễ thề trong thành Đông Quan, hẹn đến tháng chạp âm lịch năm Đinh Mùi (1427) rút quân về.

    Lê Lợi đứng thay Trần Cảo là người đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ dâng biểu cho nhà Minh xin được phong. Vua Minh Tuyên Tông biết Lê Lợi không có ý lập tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương.

   Tháng chạp, Vương Thông rút quân về nước. Các tướng muốn giết họ để trả thù tội ác đối với người Việt trong suốt thời gian Việt Nam dưới ách đô hộ của triều Minh, Lê Lợi không đồng tình vì muốn giữ hòa khí hai nước, cấp thuyền và ngựa cho quân Minh về.

    Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân Minh. Đây là áng văn chương nổi tiếng, rất có giá trị đời Lê, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.


Trị vì:
    Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên triều Hậu Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm Thuận Thiên thứ hai (1430).

    Các nhà nghiên cứu thống nhất rằng những sự kiện mà Lê Lợi giết hại các triều thần thân tín, trên thực chất là kết quả của sự thắng thế của phe Lê Sát trong triều đình mà thôi. Hơn nữa, những hành động của vua Thái Tổ để bảo vệ sự thống trị của nhà Lê cũng mang tính hệ thống. Đầu tiên là giết Trần Cảo. Sau đó giết Trần Nguyên Hãn là con cháu nhà Trần. Tất cả những hành động đó đều nhằm khiến thiên hạ hết sự nhớ tiếc nhà Trần. Và Lê Tư Tề cũng là nạn nhân trong đó.

    Vua Lê Thái Tổ ở ngôi được 5 năm thì qua đời vì bạo bệnh vào ngày 22 tháng 8 nhuận âm lịch năm 1433 Quý Sửu, hưởng dương 49 tuổi. Vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình ở núi Chí Linh trước kia, ông dặn lại đời sau phải giỗ Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày. Bởi thế đời sau truyền lại câu: "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi". Thật ra việc này có nhiều bí ẩn.

    Lê Thái Tổ được an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn. Thái tử Lê Nguyên Long 11 tuổi lên nối ngôi, tức là vua Lê Thái Tông.
   
    Sau thời kỳ độc lập hơn 400 năm kể từ thế kỷ 10, Đại Việt có nguy cơ trở lại thành quận huyện của Trung Hoa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã chấm dứt 20 năm cai trị của nhà Minh tại Đại Việt và chấm dứt hẳn sự đô hộ của Trung Quốc thời phong kiến. Bởi công lao to lớn đó của ông nên đời sau còn nhớ, dù nhà Lê khi bị nhà Mạc cướp ngôi vẫn là một nguyên nhân khiến nhà Lê có thể trung hưng (1533). Thậm chí ngay cả khi con cháu triều Lê không còn nắm được thực quyền thì trên danh nghĩa vẫn là người đứng đầu thiên hạ. Chúa Trịnh  sau này làm phụ chính nhiều đời nhưng vẫn không dám cướp ngôi nhà Lê cũng bởi sợ dư luận còn nhớ công lao giành lại độc lập cho đất nước của nhà Lê.

    Về cai trị, ông cũng là người thiết lập lại trật tự, quy củ của chế độ phong kiến các triều đại Lý, Trần trước đây mà các thế hệ vua sau tiếp tục củng cố, phát triển cao hơn nữa.

    Đến cuối đời, rất tiếc,  ông đã có những quyết định sai lầm dẫn đến cái chết của những trung thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Từ trước đó, khi về trí sĩ, Trần Nguyên Hãn đã nói riêng với người thân cận:  Nhà vua có tướng như Việt vương Câu Tiễn, cho nên, ta không thể yên hưởng vui sướng được. (Việt vương Câu Tiễn có tướng cổ dài, mép quạ, tức là tướng chim ưng. Có thuyết cho rằng Trần Nguyên Hãn trực tiếp nói câu này với Nguyễn Trãi.)

    Tuy nhiên, xét về tổng thể Lê Lợi vẫn là một vị vua tài năng, có công lớn trong việc đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam.
                                                                                                           
    (Tổng hợp theo Wikipedia)


 Bia Vĩnh Lăng

  
LÁ SỐ TỬ VI:

   Đây là lá số mẫu mực cho bộ Phi Phượng Hổ tại Mệnh.

  -Lê Lợi Mệnh THÂN đồng cung VCD tại Dậu có Cự Cơ xung, nói cách khác nội Âm Dương Lương, ngoại Cự Cơ Đồng khá phức tạp nên suốt đời cũng không mấy yên thân. Con nhà hào phú giàu có nhờ song Lộc chiếu Mệnh THÂN.  Cự Kị chí hướng khác thường, phi thường nhờ thêm Phi Phượng Quyền.
     Dù có Hóa Kị nhưng đi với Tứ Linh lại hay, gia thêm Quyền thành cách Quyền Khốc Phượng Kị uy danh phi thường kì lạ, bộ Thanh Phi Phục hợp với Cơ Lương là lương dân hiền hòa nhưng có Cự Binh nên phải khởi binh, vì thế mới gọi là anh hùng áo vải. Cái xấu nơi đây chính là Cơ Tang Hổ Hỏa tại THÂN thì dù là con Hổ uy thế gầm vang cũng khó mà tránh khỏi cái THÂN yểu thọ. Nhờ bộ Thanh Phượng Tuế  ngài ghi danh lịch sử và mãi được tôn thờ.
    Thêm nữa, từ Phụ Tử Nô thấy Lưu Quả Tấu Hồng Ân Xương Cáo là khắc ghi những lời ca ngợi ân đức và công lao (Đà Lực) của ngài, thực tế chính Nguyễn Trải đã soạn và cho khắc lên bia Vĩnh Lăng sau khi ngài mất 2 tháng. Ta thấy Tử Vi hay kì lạ thật!.

  -Đại vận 32-41, Thất Sát Đào Hoa chọn lựa chiếm đoạt, nói hay một tí là tạo ra cuộc chiến, dù vậy với Triệt Đà gian khổ và thất bại không phải là ít, phải đến 10 năm sau (1428) vào vận Lương Quyền Phục mới đem yên bình trở lại. Khởi nghĩa, Cự Binh nhưng qua tiểu vận Thiên Tướng (năm Mậu Tuất 1418) mới là khởi nghĩa thật sự, nhờ Tử Vi quyết định hành động, gia thêm Kình Hình Linh mạnh mẽ hơn khi được Khôi Việt xúc tác cho Mệnh Cự Cơ có cơ hội hành động chống phá. Phá dữ dội vì có Phá Quân gặp Đại Hao rống lên tiếng “Sát”. Cũng là vận Sát Đào này nhưng nếu có Diêu Hư thì chỉ biết sát gái thôi.

   -Về việc sát hại công thần, Mệnh VCD chi phối quá mạnh từ Di cung “Cát xứ tàng hung” Cự Tồn Kị và bọn Tả Hữu KK gây thị phi, nên Lê Lợi đã làm điều sai trái Phi Liêm. Ở đây còn tiềm ẩn cách Kình Đà hiệp Kị cho nên ngài cũng rất khổ tâm khi phải làm điều đó, hơn nữa Kị tạo nên sự đa nghi quá mạnh cho VCD, nhất là Cự Môn có tính lo sợ . Sự lo lắng cho ngôi báu của con cùng với sự dèm pha, xúi bẩy của bọn xu nịnh đã đưa Lê Lợi đến hành động sát hại hai công thần và cũng là hai người bạn chiến đấu đã từng vào sinh ra tử hồi hồi bình Ngô là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo.(theo Danh nhân Hà Nội).

   -Năm Quý Sửu 1433, dù là đại vận (42-51) có Âm Lương may mắn, nhưng bị Không Kiếp xung cũng đã làm thay đổi lương tâm con người mang ngôi sao vốn dễ lo âu bất mãn và Kị hội chiếu thêm Lưu Việt phát nạn, tiểu hạn tại Phối có Bệnh Phù Hư Hỏa Kiếp, với Cơ Tang lại gia Lưu Tang bất lợi thêm Lưu Đà Hư, Kị lại gặp Triệt và Lưu Triệt xung. Ngài mất vì bệnh hiểm nghèo. Để lại nỗi buồn đau cho đất nước Ấn Tang Kiếp.

     Tật Ách cung Việt Linh Hình, lại có Khoa nếu ở thời nay có thể sống nhờ phẩu thuật.