Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Giai thoại Tử Vi



Lá số
Huệ Túc Phu Nhân

   Huệ Túc Phu nhân là con út của Tống triều di thần Hoàng Bính, huý là Thủy Thiên . Khi Hoàng Bính tiên sinh còn làm quan tại triều Tống, thì phu nhân của tiên sinh đã sinh năm người con trai mà chưa có người con gái nào. Phu nhân thường than thở ước ao có được một người con gái. Tiên sinh có nói rằng :

  Ta nhất sinh khảo về Tử Vi thấy cung Tử tức có Lương Nhật tại Mão cung ngộ Khoa, được Thái Âm ở thiên môn chiếu sang, Lương Nhật thuộc Nam đẩu tinh tại nội mạnh hơn Nguyệt ở bên ngoài chiếu, thành ra sinh năm con trai liền . Nhưng Mão là âm cung, thêm Nguyệt chiếu thì thế nào cũng sẽ có một nữ tử quý lắm . Hạn của ta cũng như phu nhân, năm tới đều có số sinh con gái . Như thế thì phu nhân khỏi mong ước lâu .

  Một đêm, tiên sinh ngồi đọc sách tại thư phòng ,bỗng thấy một người con gái tú lệ khác phàm xộc đi vào trước sân nhà, tiên sinh bèn hỏi :
-Nàng kia là ai mà dám xông vào thư các của ta ?
Nữ nhân quỳ xuống ôm mặt khóc :
-Thưa đại quan, tôi bị tác oan . Tôi tên là Thủy, vốn là con của một nho sinh, khi đi qua khúc sông ngoài Tây thành bị tên phú hào tên Ngô Phượng cưỡng bức . Tôi cắn lưỡi tự vẫn để khỏi ô danh thất tiết . Nó bỏ xác tôi xuống đáy sông, cạnh cây phong ba chạc, xin đại quan soi xét .
Tiên sinh phán:
-Nàng đi cùng ta đến gập quan địa phương .

  Nữ tử chạy lại ôm lấy chân của tiên sinh . Tiên sinh giật mình tỉnh giấc mộng, coi lại là giờ Sửu . Tiên sinh bèn gọi kẻ tùy tùng gióng ngựa ra Tây thành . Đi đến khúc sông có cây phong ba chạc, sai tùy tùng xuống mò, qủa nhiên thấy xác chết còn tươi của người con gái tên Thủy trong mộng . Tiên sinh bèn truyền gọi quan địa phương đến giao cho điều tra . Tên Ngô Phượng bị bắt, khảo, xưng hết, bị án trảm . Tiên sinh sai liệm xác Thủy, chôn cất tử tế bên sông . Trên mộ có đặt tấm bia, thủ bút bốn chữ TRINH LIỆT THUẦN CHÍNH .

  Đêm đó khi về đến nhà tiên sinh mộng thấy Thủy đến qùy lạy :
-Tiểu nữ muôn tạ đại quan, nguyện xin đầu thai để báo đáp công ơn .

  Sau đó thì phu nhân của tiên sinh thọ thai . Năm Tân Dậu, tháng ba, giờ Dần, ngày 24 phu nhân sinh được một bé gái, tú lệ khác phàm . Đặt tên là Thủy Thiên.



  Tiên Sinh bấm số than :
-Cung số của ta, Thân tại Di cung ngộ Tham, Quyền, Đào, Hồng, Khôi . Sự nghiệp viên thành ngoại xứ . Số phu nhân ta Thân cư Phu Quân, thì đương nhiên bôn ba theo ta rồi . Trong năm con trai, người nào cũng Thân tại Di cung đến Thủy Thiên Thân cư Quan lộc ngộ Nhật, Tả, Khoa, Quyền, Khúc, Việt, quá tốt Như vậy thành danh nhờ ta và chồng nó sau này . Thế thì cả nha ta phải xuất ngoại mới thành danh . Ta trộm xem số của Hoàng thượng cùng chư Vương, Thái tử, Tam công, Cửu khanh, thấy vận cùng cả rồi, chắc là không khỏi vong quốc . Âu là ta mang cả tộc thuộc Nam di để khỏi nhìn thấy quốc phá .
  Phu nhân hỏi :
-Số của đứa gái này tốt chăng ? Lớn lên đẹp chăng ?
  Tiên sinh đáp :
-Đẹp lắm, “ Nhật Nguyệt, tinh minh hợp chiếu hư không, cư trung Khôi, Hồng, nam tất vi tể tướng, nữ tất đắc quý nhân sủng ái .
  Lại hỏi :
-Học có giỏi chăng ?
  Đáp :
-Thông minh gấp mười phu nhân, gấp hai ta . Vì được cả bộ Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Đào, Hồng, Khoa, Quyền, Lộc .
 Hỏi :
-Có gì xấu chăng ?
 Đáp :
-Ngặt vì Cơ, Nguyệt, Hỉ, cư Thiên Di, ngộ Hữu, Xương, Kị, Đà . Cơ, Xương ngộ Kỵ thì văn tài xuất chúng . Có Hữu, Hỷ thì may thêu đều giỏi . Song Đà, Kỵ thì danh không hiển được . 

  Mùa xuân tháng Giêng, niên hiệu Nguyên Phong thứ 7 đời Trần Thái Tông (1257) Tiên sinh cùng gia tộc 1200 người tới biên ải xin lập nghiệp tại An Nam .

Thái Tông được tin báo, đón về Kinh cho tạm trú tại An ấp . Tháng 6 Thuỷ Tiên tiểu thư tiến cung, được phong Huệ Túc Phu Nhân . Khi phu nhân nhập cung thì từ tư thái, ngôn ngữ, cư xử khác phàm . Từ hoàng hậu đến cung nga, thái giám không ai mà không nể phục .

   Sưu tầm



3 nhận xét:

  1. ''Ngặt vì Cơ, Nguyệt, Hỉ, cư Thiên Di, ngộ Hữu, Xương, Kị, Đà . Cơ, Xương ngộ Kỵ thì văn tài xuất chúng . Có Hữu, Hỷ thì may thêu đều giỏi . Song Đà, Kỵ thì danh không hiển được''. Ý này tiền nhân nói rất hay nhưng hoc trò chưa rõ lắm muốn hỏi Sư Phụ mấy câu.
    1, Trong lá số của HTPN ngoài cách hiển danh không được có phải còn do cách Tử Vi ngộ Không, tam không?
    2, Cơ Xương Kỵ thì văn tài xuất chúng, có Hữu Hỉ thì may thêu cũng giỏi. Là tại sao? có phải do cách có thêm Nguyệt và Lương tạo thành CNDL hội Văn Xương, gia thêm Hữu Bật là cách khéo tay?
    3, Đây là một lá số mẫu mực về Mệnh VCD có Nhật Nguyệt sáng và KQL chiếu. Lại gia thêm Xương, Khúc, Khôi, Việt, Tả, Hữu đúng là đẹp thật, giỏi thật Nhưng lá số này có yểu không? Học trò muốn biết thêm về cái chết của HTPN để nghiên cứu!

    Mong Lão Sư Phụ giải đáp!

    Trả lờiXóa
  2. Biết trả lời thế nào đây khi không biết ai đang nói với mình nhỉ?

    Trả lờiXóa
  3. Mời bạn Nặc Danh xem phần này và đọc thêm bài VCD yểu không? để suy nghĩ thêm nhá.

    Mưu phá Chiêm Thành
    Niên hiệu Hưng Long thứ 7, nhằm tháng 6 (1299) phu nhân thu Đoàn Nhữ Hài làm môn sinh, khởi chép bộ Đông A di sự.
    Năm Bính Thân, tháng 5 mùa hạ, nhằm niên hiệu Hưng Long thứ 13 đời vua Anh Tông (1306) triều đình cự bác việc gả Huyền Trân công chúa cho Chế Củ. Phe không chịu gả gồm Khâm từ thái hậu (mẹ công chúa) và Văn thần. Vua Anh Tông và Đoàn Nhữ Hài lại muốn gả để giữ lời hứa của Nhân Tông thượng hoàng.
    Anh Tông hỏi Huệ Túc phu nhân, phu nhân phán rằng:
    - Khi Thượng phụ băng có dặn rằng việc ngoài nên hỏi Hoài Văn Hầu (Trần Quốc Toản). Sao hoàng thượng không hỏi Hầu? Ta là nữ nhân chỉ biết việc trong cung thôi.
    Tháng 6, Trấn Bắc Đại tướng quân Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản về kinh bái kiến phu nhân. Phu nhân phán:
    - Ta không can dự đến việc ngoài. Thượng phụ đã bảo việc ngoài nên hỏi tiểu hài nhi (phu nhân là vai bà và là thầy dạy Trần Quốc Toản). Nau tiểu hài nhi dùng lễ thầy trò mà hỏi ta, ta cũng chỉ cho. Tổ tiên nhà ta có ngôi mộ “Đông A Dĩ Nhan Sắc Đắc Thiên Hạ”. Nay xá gì một đứa con gái, nếu đưa Huyền Trân về Nam, làm cho nội cung Chiêm chia rẽ, nhân đó phái người theo để biết hết long mạch, linh khí thì 400 năm nữa Chiêm thành bị tuyệt diệt. Việc này phải giao cho Khắc Chung và Nhữ Hài mới được. Ngày mai vào triều hài nhi cứ đem việ tín nghĩa ra đàn áp văn thần, là xong.
    Tháng 7, Huyền Trân công chúa về Chiêm, có sứ giả Đoàn Nhữ Hài, Trần Khắc Chung theo phò.
    ----
    Năm Canh Thân, nhằm niên hiệu Đại Khánh thứ 7 đời vua Trần Minh Tông (1320), tháng 3, phu nhân cho gọi các đệ tử cung nga thái giám đến dặn dò hết lượt. Đêm 25 giờ Tuất thì mệnh chung. Thọ 80 tuổi.


    Trả lờiXóa