Lá số
Đoàn Nhữ Hài
Đoàn Nhữ Hài là học trò trường Quốc Tử Giám. Vào
niên hiệu Hưng Long thứ 6 đời Trần Anh Tôn (1298), tức năm Mậu Tuất, hoặc
(1299) Kỷ Sửu. Một hôm ra chùa Một Cột chơi, gặp thầy Tử vi. Hài xin xem
giùm vận mạng Thầy hỏi :
- Cậu sinh năm nào?
-Tôi tuổi Kỷ Mão,
tháng 9 ngày mồng 1, giờ Mão.
-Mệnh cậu lập tại mùi, xương, khúc, kình miếu địa thủ mệnh. Lại được Nhật mão, Nguyệt tại hợi tịnh minh chiếu, thêm cách giáp Quang, Quý. Đây lÀ cách của đại thần phò tá Đế Vương. Năm nay Đại hạn của cậu ớ Tị (chú thích: khởi đại hạn từ Huynh đệ?) có Hình, Tang, Cơ, Mã được Nguyệt chiếu. Tiểu hạn ở Thân, ngoại triều có Tham Vũ, Tướng, Quyền, Lộc, Tả, Hữu tất thành đại hỉ sự, đại hỉ sự sẽ đến một cách bất ngờ. Khi cậu bị ngựa đá hoặc cắn thì là khi công danh tới đấy. Hài mừng lắm trở về lo học hành, tháng sau trong kỳ thi khảo hạch của trường Quốc-tử giám, Hài bị trượt vì văn ngông nghênh, kênh kiệu quá bài của Hài bị đánh trượt vì ngông nghênh quá. Hài tức lắm, ra chùa Một cột tìm thầy Tử vi để đập tráp vì tội nói láo. Nhưng thầy Tử vi phân trần: -Tôi chỉ nói năm nay cậu có hỉ sự, tôi đâu có nói cậu thi đậu? Đây tôi cho cậu biết: ngày 13-6 này cậu sẽ gần Thiên Tử. - Nếu đúng như lời thầy thì tôi sẵn sàng nghe lời dạy bảo. -Thế thì tốt quá. Ngày 13-6 này cậu còn hoạnh phát tài nữa. Vậy cậu phát bao nhiêu xin cho tôi một nửa. Sau này ở địa vị cực cao quý, cậu phải thương yêu muôn dân. Hài đồng ý, về nhà. Đến đúng ngày 13- 6 không thấy gần vua như thầy Tử vi nói. Hài xách gậy đi tìm ông thầy đánh về tội nói láo. Trên đường đi, Hài bị một người cỡi ngựa đụng vào té văng dưới đất. Người đó vội xuống ngựa đỡ Hài dậy xin lỗi rối rít. -Tôi đi vội quá lỡ đụng tiên sinh. Xin tiên sinh bỏ qua cho. Hài nhìn người đó thấy mặc quần, áo lót đội mũ phía sau ra phía trước. Chân đi bên phải sang bên trái, coi vẻ hốt hoảng. Hài bực mình hỏi : -Nhà ngươi đi đâu? -Tôi đi tìm cha tôi Nguyên đó là nhà vua Trần Anh Tôn. Hôm đó vua uống rượu say mê mệt. Nhân tôn hoàng thượng bất thần về kinh, thấy con say, giận lắm để cây gậy thiên trượng lên mông nhà vua ngụ ý đánh đòn, rồi bảo các quan về Thiên Trường họp. Lúc tỉnh rượu, Anh Tôn được cung nga, thái giám kể lại, sợ quá chụp mũ đội lên đầu. Trong lúc vội vàng, mới đội phía sau ra phía trước, quên cả mặc áo ngoài, đá chân nọ sang chân kia và đụng phải Đoàn Nhữ Hài. Vua hỏi: -Tiên sinh là ai? -Tôi là Đoàn Nhữ Hài, học trò trường Quốc Tử Giám. Tôi đang buồn vì thi trượt đây. -Tiên sinh biết chữ chăng? Hài bực tức : - Nhà ngươi điên chắc? Ta đã chuẩn bị thi Thái học sinh, thì phải thông Bách gia, Chư tử, Cửu lưu, Tam giáo, lẽ nào không biết chữ? Vua Anh Tôn vẫn nhũn nhặn: - Tiên sinh làm dùm ta bài biểu tạ tội với phụ hoàng ta, rồi ta bảo quan Quốc tử giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm sau thi Thái-học sinh tôi sẽ lấy tiên sinh đậu Trạng nguyên, được chăng? Đoàn Nhữ Hài vẫn chưa biết là vua, quát lên Nhà người điên chắc? Muốn rụng đầu chăng? Nhà ngươi có biết rằng chỉ có một người được phép lấy trạng nguyên không?
-Nhà ngươi là ai?
Vua Anh Tôn đáp : - Tôi là vua Đoàn Nhử Hài nhìn lại mũ người đó, thấyquả là vua, vội thụp xuống đất tạ tội. Người cỡi ngựa chính là vua Trần Anh-tông. Nguyên sau khi chiến thắng Mông-cổ, năm 1293 vua Trần Nhân-Tông nhường ngôi cho con là vua Trần Anh-Tông rồi đi tu. Vua Anh-Tông thường hay rượu chè say sưa. Nhân một hôm uống rượu Xương-bồ say quá nằm ngủ, thì Thượng-hoàng từ Thiên Trường về Thăng-long. Các quan trong triều không ai biết cả. Nhân-Tông thong thả xem cung điện từ giờ Thìn đến giờ Tỵ. Thái-giám dâng cơm. Thượng-hoàng không thấy vua đâu hỏi thái-giám. Thái-giám đánh thức vua dậy, nhưng vua say quá không tỉnh được. Thượng-hoàng giận quá bỏ về, lệnh cho các quan về Thiên Trường họp, có ý truất phế Anh Tông. Đến giờ Mùi, Anh-tông mới tỉnh dậy, cung nhân đem việc ấy tâu. Vua sợ quá không kịp mặc áo, nhảy lên ngựa chạy tới chùa Từ Phúc, thì đụng phải Đoàn Nhữ Hài. Hai người xuống thuyền về Thiên Trường. Dọc đường Đoàn Nhữ Hài làm tờ biểu dài hai ngàn chữ tạ tội. Nhưng Thượng-hoàng vẫn còn giận, không cho vào. Hai người phải quỳ ở ngoài. Các quan liếc mắt nhìn tờ biểu, thấy văn hay, truyền nhau đọc. Thượng-hoàng nghe được hỏi: - Văn ở đâu mà hay như vậy? Các quan tâu rằng đó là bài biểu tạ tội của vua. Thượng-hoàng truyền: - Đưa vào đây! Ý ngài muốn nói rằng đưa bài biểu vào, nhưng các quan hiểu lầm đưa cả Vua và Đoàn Nhử Hài vào. Thượng-hoàng thấy sự đã rồi, đành tiếp biểu xem, thấy lời văn điêu luyện, thống thiết, bèn xá tội cho vua Anh-Tông. Ngài phán rằng: - Ta đang cần một thiếu niên anh tài phụ tá cho con ta. Nay gặp tiên sinh ở đây thực là may mắn.
Hài trình việc gặp hòa thượng ở chùa Diên-hựu,
được hòa thượng đoán trước sự việc. Thượng-hoàng phán:
- Khoa Tử-vi do Hoàng Bính truyền sang Đại-Việt, khoa này đâu có truyền ra ngoài dân dã? Hòa thượng xem Tử-vi cho tiên sinh đó là sư phụ của ta, tức Tuệ-Trung Thượng-sĩ đó (tức Trần Quốc Tung). Hài nghe xong hoảng sợ, nghĩ hôm trước nếu mình gây với hòa thượng thì bị ốm đòn rồi. Bởi Tuệ-Trung là một võ học danh gia đời Trần. Thượng-hoàng hỏi số của Hài. HÀi than dài: - Không biết thân có ân phước gì mà gặp toàn những bậc Thánh chúa, Thánh tăng chỉ đường, chỉ lối vậy? Thượng hoàng nói : -Chẳng qua là số. Số tiên sinh cung Nô có Tham, Hồng, Đào, Quyền, Tả nên gặp may, duyên kỳ ngộ mà gặp chúa. Số của tiên sinh là số của bậc tể thần. Sau này làm nên sự nghiệp hiển hách. Nhưng tiếc rằng Đào, Hồng cư Nô, thì thế nào cũng xảy ra một chuyện bất chính trong tình trường, lại thêm Tham, Hình nữa thì thế nào cũng vì má đào mà sự nghiệp tan vỡ, chết vì nghiệp tình, đáng tiếc thay. Vua Anh-tông tâu rằng: - Thần nhi nghe nói căn cứ vào khoa Tử-vi có thể cải được số mạng. Thỉnh cầu phụ hoàng có cách nào cứu được Đoàn tiên sinh không? Thượng-hoàng bèn xé từ bìa kinh Kim-cương viết mấy chữ “Tứ đại giai không, miễn tử” trao cho Đoàn Nhữ Hài. Tứ đại Giai không là chữ lấy trong kinh Kim-cương: “Vô nhân tướng, Vô ngã tướng, Vô chúng sinh tướng, Vô thọ giả tướng, tứ đại giai không”. Nghĩa là không có hình tượng của người, của ta, của chúng sinh, không có cái gì lâu dài cả. Bốn cái đó đều là hư ảo.. Thượng-hoàng phán: - Ta xem số thấy cái vạ vì má đào của tiên sinh sắp tới. Nay ta trao cho tiên sinh mảnh giấy này, khi bị nạn, có thể dùng nó để cứu mạng. Muốn giải cái nạn Hồng, Đào, Hình, Tham thì phải dùng đến Quyền. Nay ta viết chữ miễn tử tức là dùng Quyền rồi, phụ với Hóa-quyền đóng chung ở Tham-lang nữa. Muốn giải hạn Thiên-hình thì dùng đến Không-vong. Ta dùng bìa cuốn kinh Kim-cương, tức là dùng cái Không của đạo Phật. Như vậy mong có thể cứu được tiên sinh. Trở về Thăng-long, vua Anh-Tông phong cho Đoàn Nhữ Hài làm Ngự-sử trung tán, đây là lần đầu tiên một người không đậu đạt gì, mới 20 tuổi được phong làm Ngự-sử trung tán. Người thời đó ghanh ghét làm thơ giễu Hài như sau: Phong hiến luận đàm truyền cổ ngữ, Khẩu tồn nhũ xú Đoàn trung tán. Có nghĩa là: Ôn câu cổ ngữ tại đài Ngự sử. Miệng của Trung-tán Đoàn Nhữ Hài còn hôi sữa.
Sưu tầm
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét