MÂY LANG THANG
(VIẾT VỀ SAO HÓA KỊ)
Mây, sao còn bay mãi không quay về
đây?
Sao còn lờ lững che ngang rừng cây? Sao còn hờ hững với tôi từng giây? Hay còn mơ nghĩ đến ai nào đây?
Mây, xin dừng chân đến bên tôi một
đêm
Xin đừng bay chốn môi hôn thật êm Xin đừng nghe gió dâng lên thật cao Xin đừng ân ái với muôn vì sao…
Đời tôi đã xót xa nhiều cũng vì yêu
Niềm thương nhớ biết đến bao giờ làm mây quên lãng Chào mây nhé, mây bay về, về phía trời cao Ôi niềm ao ước, mối tình tha thướt như làn mây lướt. Mây, mây buồn mây khóc mỗi khi vào mưa Hay là mây nhớ mối duyên tình xưa Khi tình chưa biết đớn đau là chi Khi dòng nước mắt chưa hoen vào mi Mây, mây còn phiêu lãng đến bao giờ đây ? Mây còn ngơ ngác lang thang về đâu ? Xin dừng chân nói với nhau một câu xin đừng câm nín vơi nhau dài lâu
Đây là một bài hát
ngoại quốc, tiếng Pháp là “Toi” (đọc là toa), có nghĩa là anh ơi, em ơi...Lời
Việt hình như của Nam Lộc. Nhưng thật ra đây là bài country Đồng quê Mỹ có
tên là A cowboy’s work is never done của Sonny &Cher.
Thôi thì, theo lời Việt
Mây lang thang cho đúng nội dung bài viết.
“Toi” hay Mây ẩn tàng
một tên gọi, có thể là Vân, tác giả dùng hình tượng mây để biểu thị một cái
tên, về một người với tính chất chuyển động trôi nổi thật tài tình. Em như
mây phiêu lãng, bay hoài không mỏi sao cưng; tưởng đôi lần thành mưa sẽ không
còn bay nữa, nhưng nước mắt chưa hoen vào mi, em chưa biết khổ đau là gì nên
em còn bay vô tư. Ta thì ngước mỏi cổ nhìn em bay đi bay đến mà choáng váng,
cũng muốn được bay theo em. Bài hát miêu tả tâm trạng tình cảm phức tạp nhưng
nhẹ nhàng đầy tính nghi ngờ pha chút hờn dỗi, và rất lãng mạn.
Vậy em là ai rứa “Toa”?
-Anh ơi, em là Hóa Kị đây. Hay ho gì mà đụng vào em
chứ. Đụng vào em dễ sinh sự lắm. Muốn níu em lại anh phải có Khoa, Quyền, hoặc
Thanh Long, Lưu Hà. Lúc đó anh sẽ thành rồng bay trong mây ngũ sắc huyền ảo,
là cơ hội cho anh làm điều kì lạ tuyệt vời, hai ta thành Long Vân hân hoan mở
hội “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
-Anh chẳng có gì
ngoài con Thiên Không cả, được
không em?
-Ái chà, được quá đi
chứ với điều kiện không thấy mặt thằng Địa
Kiếp, có thằng này nguy hiểm lắm. Nếu thế, anh là bầu trời mênh mông còn
em là mây, tha hồ phiêu lãng trong trời anh, cũng là không ghét em đâu, không
cấm em, không nghi kị em mắc chi em lại
ghét anh.
-Anh sợ là…
-Sợ là em đây, Hóa Kị
đây. Ai thấy em cũng sợ cả.
-Đừng nói thế.
-Đừng cũng là ả này đây anh ơi. Vì thấy em nên anh mới nói:
Sao còn bay mãi không quay về đây? Mây
còn phiêu lãng đến bao giờ đây? Cơ Phục Hà? Sao em Đào Lưu hồ hải mãi. Tới hạn Phục Binh
nhớ quay về nhé.
Sao còn lờ lững che ngang rừng cây? Lờ lững là Đà Hư, chìm không chìm
nổi không nổi, y như giả đò chìm vậy. Che ngang là Đà Kị.
Sao còn hờ hững với tôi từng giây? Hờ hững, biểu tỏ tình cảm lạnh
lùng đó là Linh Tinh, Linh Kị tôi ghét sự lạnh lùng ấy lắm.
Hay còn mơ nghĩ đến ai nào đây? Câu này đúng là nghi ngờ. Tồn Tướng Ấn, còn nhớ về ai
đó. Nếu nghĩ tới mà thấy ghét, thấy cay đắng thì thêm Kị.
Xin đừng bay chốn môi hôn thật êm Cự Phi Kị, bay tới đó ghét lắm, vì
ghen mà nói thế, êm ái nổi gì với cái môi Cự Kị chứ.
Xin đừng nghe gió dâng lên thật cao Linh Xương Đà Kị đừng nghe theo lịnh đó vì Linh Kị còn là lịnh cấm,
như cấm hôn nơi công cộng, cấm đậu xe, cấm đổ rác. Xương Kị cũng là đừng nghe, nếu nghe chỉ toàn lời đố kị, kì quái,
ganh ghét. Xương Khúc Kị cũng là
cách giấy tờ rắc rối, nhiêu khê đóng con dấu thôi mà cũng hạch sách, photo
công chứng cái CMND thôi mà cũng chờ cả buổi; nghe kiểu này ức chế dễ làm điều
bậy bạ mà..chết, nên sách xưa gọi Xương Kị là yểu mệnh
Miêu nhi bất tú Nhan Hồi,
Văn Xương ngộ Kị uổng đời tài hoa.
Miêu nhi bất tú, lúa
chưa ra hoa đã héo lá úa tàn rồi. Thật ra không dễ yểu thế đâu, nhưng gặp rắc
rối mà buồn thúi ruột thì có.
Gió là gì ta? Cái
không thấy nhưng biết có, đúng không? Thiên Hư được chứ? Vậy Xương Kị Hư là đừng nghe lời hư ảo mà
sinh hư sự.
Xin đừng ân ái với muôn vì sao, anh tưởng tượng dữ quá thành ra
câu này thật khó nói, nhẹ nhàng thì Tướng Quân hay Thiên Tướng ngộ Kị, cấm
yêu, đừng yêu, thêm Đào cho nó thấm đẫm ái ân; đừng trao gởi chi cả, ta ghét
cái mặt đó lắm rồi.
Đời tôi đã xót xa nhiều cũng vì yêu, Tướng Khốc, nước mắt vì yêu, có
thêm Kị là tình oan nghiệt đắng cay. Vì yêu mà thành oán ghét, muốn khóc mà
khóc không được càng oán ức thêm. Tình đớn đau mà có uất hận thù oán là thêm
Địa Kiếp. Qua đây, hãy nhớ cho gặp Tang
Kị là ngày giỗ đó anh; có thể là
chiếc khăn sô cho một cuộc tình Tướng
Tang Kị, một ai đó mất, hoặc là
ngày giỗ chạp của mình.
-Ghét em ghê.
-Thấy em tức là thấy ghét rồi. Em đi đâu người ta cũng
sinh lòng ghen ghét, khiến em phải
ghét lại. Thấy mặt em là người ta nhăn nhó như bị bao rồi. Người ta gọi em là
đồ ám khí, ám tinh, thứ gây trắc trở, cản trở, cắn em một phát miệng ngậm đắng
cay, em chỉ có hung họa, nhất là khi em mê si theo ai đó, hoặc ai mù quáng
theo em liền bị gọi là Diêu Đà Kị,
vì có em mà đời họ chìm lĩm trong bóng tối u mê, làm như em có bùa yêu không
bằng.
Em là hình ảnh của
nghi ngờ đố kị, của sự sai phạm, sai luật. Hình Kị là hình ảnh bất kì gã chính tinh nào cũng sợ, từ ông vua
cho đến phó thường dân. Ôm bộ này nhẹ nhất là khắc khổ cực hình do bị hành hạ,
nếu là con cái thường bị hình phạt roi vọt, học sinh thì dính điểm 0 còn bị
phê vô lễ, vô giáo dục. Vợ chồng thì thấy trên giường sẵn sàng tờ ly hôn li dị.
Quan chức dễ dính hai chữ “duyệt, vào
nhà đá”.
-Em nói khiếp quá!
-Đó, đó!! Khiếp cũng là em nhé! Khiếp hãi, kinh sợ, khiếp sợ, ghê quá, ớn
lạnh quá! Các từ tương đương như
thế. Nên ghét ra mặt là Triệt Kị
đó. Bộ này hãi lắm, nhất là mấy lão Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Tướng rất sợ. Lộ
ra sự ganh ghét. Ghét mà bị bỏ, bị phế, bị cắt chia…vì coi thường điều cấm kị.
-Anh muốn…
-Muốn yêu em dài lâu
chơ gì? Không được đâu. Liêm Tướng yêu dài lâu gặp Kị em đây là cái dài lâu ấy
cực hình lắm; tù tội dài lâu thì có. Cô gái Liêm Kị khắc nghiệt lắm, yêu ai dễ
hành hạ nhau lắm. Chữ trinh đáng giá
ngàn vàng còn đâu anh ơi là anh.
-Không lẽ em chẳng
yêu ai được sao?
-Có chứ nhưng phải có
bằng Hóa Khoa, hoặc Quyền uy tín, và Cát tinh mới được. Như Vũ Kị là kì tài. Cơ Kị là khéo tay tài giỏi. Lương
Kị là may mắn kì lạ. Đồng Kị
là thần đồng. Tử Vi Kị là huyền bí
kì ảo.
Còn
mấy lão Sát Phá Tham hoàn tòan bất lợi. Này nhé, Sát Kị sai lầm đố kị, ghét mà giết, giết lầm hơn bỏ sót. Phá Kị thường hát bài “Đừng bỏ em một mình”. Tham Kị tham lam đố kị, ham hố bị trách
là tham lam kì quái. Nhiều ý lắm, tùy tình huống mà diễn thôi.
Các tuổi bị Kị biến hóa chới với:
Giáp: gã Dương Kị công khai đáng ghét, bị đàn ông ám. Ngày u ám, thấy là
ghét, nên giương con mắt không nổi.
Ất:
Âm Kị bị bà ám. Đêm ám mộng
nàng Hằng Nga móng nhọn đâm vào tim.
Bính: ả Liêm Kị theo dõi, moi móc, ả này thích dấu còng số 8 trong túi
xách.
Đinh:
mụ Cự Kị lải nhải bài “Biệt
ly, nhớ nhung từ đây, nhà này phải chia cho tui 100 cây”.
Mậu: anh chàng Cơ Kị khéo giỏi mà cũng đáng ghét vì cái gì cũng thắc mắc, đánh dấu
hỏi. Lợi dụng cơ hội.
Kỷ: Khúc Kị loại cấm thư, thơ văn có tính phê phán. Đoản khúc lạ
lùng.
Canh: Đồng Kị đứa bé lạ kì ta mong muốn nhưng chắc gì có. Vì tui ghét con
trẻ đi chung lắm.
Tân: Xương Kị tiếng đàn mê hoặc, lẳng lơ gọi mời. Đàn bà con gái chớ nghe đờn Cò (ca dao) nhé. Kẻo lòng mềm yếu, mụ
mẫm mà sinh bệnh hoạn.
Nhâm: chàng Vũ Kị kì tài đến kì quái. Như Hitler nhếch bộ râu mép cả thế giới
điêu đứng.
Quý: gã Tham Kị ham vui, ham ăn mà bị ghét. Thưa bác sĩ, chút bì thư nhỏ
mọn này để bồi dưỡng cho ngài uống nước giải khát, ừa, thế là ngài nhanh
chóng tìm kiếm, thăm dò xem con vi trùng, vi khuẩn nào trên người bệnh nhân
đang thoi thóp đã mấy hôm…
- Em ơi, anh thấy em
đâu đến đỗi tệ. Vậy Hóa Kị nào đáng sợ nhất hả em?
-Anh cẩn thận ghê! Né
nổi không đó? Này nhé: Kị Hình, Triệt
Kị, Diêu Đà Kị, Tang Kị, Khốc Kị … như đã nói, các bộ sau đây cũng kinh lắm,
nên né:
Đào Kị Kiếp: nghi kị mà tạo ra họa nạn. “Tham cư Đoài Chấn thoát tục vi tăng, Kị
Kiếp lai xâm trần hoàn đa trái”
tu cũng chẳng xong đành trở về trần tục kêu “ái, ái!!”
Kình Kị Hỏa: “Kình dương Hỏa Kị một bài, hãm mà thủ mệnh ấy loài ác tinh”.
Tuế Đà Kị: ngôn ngữ bất nghi (không tốt), nói
lời cản trở có tính dụ dỗ. Thêm Cự Môn là
“ Tuế Đà Cự Kị phận nghèo. Một thân lên thác xuống đèo không yên”.
Tồn Kị: cái này mang tính thị phi, ta thường
nói “đồ trùm sò!” về người ích kỉ, keo kiệt hoặc là “đồ cứt sắt”. Bo của đáng
ghét. Lượm cái gì cũng bỏ vào tủ cất.
Úi dà, mệt quá anh ơi!
Anh bảo Xin dừng chân nói với nhau một
câu. Xin đừng câm nín với nhau dài
lâu. Thế mà em nói cả đoạn, cả bài rồi đó, hơn nữa em đứng lâu không yên.
Em đi đâu nói nhiều dễ sinh nghi lắm. Có duyên hẹn lúc khác em trải lòng nhé,
sợ anh nghe nhiều quá rối rắm thêm.
Suốt năm Quý Tị này em tạm trú xứ Tham Lang, có bộ Kị Lộc chọc
ghẹo, nhậu nhẹt, thách thức với chàng tham hám hạm ham chơi cho vui cũng chán
rồi. Sang năm Giáp Ngọ, em hẹn lão Thái Dương chơi vài chiêu múa may giương
oai, cho lão mù mắt chơi, em ghét cái ánh mắt dê xồm nóng hực như lửa cứ xoi
mói cả ngày bực bội của lão lắm.
Thôi, anh dễ thương
ơi! Chào anh nhé, mây bay về phía trời
cao. Cự Dương, em Kị Phi… nhé!.
Bái bai.
|
Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013
HÓA KỊ
Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013
THIÊN DI TỐI KỊ...
“Thiên
di tối kỵ Kiếp Không lâm vào”
Đây là một câu phú mà hầu như
chả ai luận bàn, chả ai giải thích. Vì chỉ nghĩ là Di có Kiếp Không thì đi ra
ngoài gặp xấu, cẩn thận trộm cướp tai nạn thôi. Hoặc cho cung Di là đối
phương, đối phương bị Không Kiếp thì dính gì đến mình. Nhưng thực ra câu này
ẩn chứa nhiều điều quan trọng.
Tại sao không phải là cường cung nào khác như Tài, Quan mà lại là cung Di. Nếu Di không là mình thì chả cần đặt ra câu đó làm gì. Nếu Di chỉ là đi xa thì thời xưa người ta vốn ít hoạt động, chỉ quanh quẩn làng xóm quê nhà, hiếm khi đi xa nên cũng không cần chú ý. Di rõ ràng phải là cái gì đó rất quan trọng với chính ta thì mới mọc ra câu phú nhấn mạnh như thế. Chỉ vì Di sự biểu lộ của ta trong tương tác với hoàn cảnh. Di là tất cả các hành vi, động sự, tạo tác, giao dịch giữa ta với môi trường. Di bị Không Kiếp là có hành vi tạo ra cái tiêu cực đen tối cho hoàn cảnh, là khi động sự chỉ chực làm bậy, là gian lận lừa lọc để thủ lợi, hoặc chỉ đơn giản để cảm thấy hả hê thỏa mãn vì đã làm được việc xấu, đã ”thể hiện” được bản thân mình. Di là bản thân lộ ra khi tương giao với hoàn cảnh, bị Không Kiếp tức là chính mình có nghiệp chướng, có cái bất ưng để thiên hạ đều thấy. Đó là kẻ có điều xấu bị bộc lộ, hoặc gặp tai nạn từ môi trường, đi ra ngoài gặp xui xẻo. Di là cung Thân thứ hai của mình, bị Không Kiếp là tự mình xây tạo chồng chất các nghiệp xấu, là bị nghiệp báo từ những hành vi của mình ngay trong kiếp này. Nghiệp chướng có nhiều loại, có những kẻ cả đời làm bậy nhưng chả làm sao, vì quả báo ở kiếp sau. Còn Di bị Không Kiếp là ngay kiếp này sẽ phải trả nợ nghiệp tức thì. Cung Di giống như một cái túi nhân quả ta đeo chặt bên người. Mỗi hành vi, mỗi hiện thực ta tạo ra đều rơi vào cái túi đó. Di là một tồn tại chủ quan gắn với Mệnh nên mỗi người đều có cái túi riêng khác cho dù cùng sống trong môi trường y hệt. Những gì rơi vào cái túi đó sẽ không bao giờ mất đi, nó luôn dính vào ta và chỉ lộ ra lúc này hay lúc khác. Các khoa cận tâm lý hiện nay đã chứng minh được sự tồn tại của trường nhân thể, trong cái trường đó có những khu vực lưu trữ tất cả các hành vi của chủ thể, đó như là cái túi nghiệp tự tạo của mỗi người. Di bị Không Kiếp là tự mình bỏ vào cái túi của mình những chổi cùn, giẻ rách, bùn đất, cặn bã. Tưởng rằng thế là vứt bỏ vào ngoại cảnh, nhưng thực ra chúng luôn nằm ở đó, chính chủ thể đến lúc thò tay vào túi lấy ra dùng! Từ tính nghiệp quả của cung Di, ta có thể giải thích được một vài câu thành ngữ cổ mà các loại Phật, Chúa, Thánh nhân hay dùng. Chúa: ”Ngươi nhận được cái gì ngươi đã cho đi”. Chỉ bởi vì cho đi là bỏ nó vào cái túi cung Di của mình. Cho hoàn cảnh nhưng Thân ta cũng nằm trong hoàn cảnh, nên cho cung Di cốc nước thì nước ấy đến lúc chính mình lại uống. Khổng Tử: ”Cái gì không muốn làm cho mình, thì đừng làm nó cho người khác”. Làm gì cho ngoại cảnh thì cũng là làm với mình, cái điều tưởng như đã đẩy sang người khác ấy nhưng một lúc nào đó nó lại xảy ra với ta. Khi ta tương tác với ngoại cảnh, nó sẽ có cách để ”trở về”. Phật bảo “một nắm muối ném vào bát nước có thể khiến nước rất mặn nhưng ném vào dòng sông thì chả làm sao”. Bát nước và dòng sông đều có thể coi như cung Di, cái hoàn cảnh nơi mỗi cá nhân đang ngụp lặn chìm trong đó để bơi lội, tìm kiếm cái gì đó cho riêng mình. Nắm muối chính là Không Kiếp, Di tối kỵ Không Kiếp vì thiên hạ đa phần chỉ có bát nước nhỏ. Mấy ai có được dòng sông để vô hiệu hóa được độ mặn. Di bị Không Kiếp là gặp phải bát nước mặn, hoặc tự thả nắm muối vào bát nước của mình, để đến lúc chính mình lại uống. Suy ra một trong các cách cải số chính là bơm nước ngọt vào trong cái túi cung Di của mình, để lỡ chỗ nào đó có bị nắm muối Không Kiếp thì ta vẫn còn nước ngọt ở chỗ khác để mà dùng. Đây chính là nguyên lý của luật nhân quả. Cho đi chẳng qua là tự bỏ vào cái túi của mình mà thôi. Nếu ta có túi nước cung Di thật rộng, thật sâu, nghiệp không thể làm ta chết khát ! Phật luôn khuyên con người đừng ích kỷ vì như thế là tự làm hẹp cái bát nước của mình lại, khiến nó có thể sẽ trở nên mặn chát khi lỡ gặp Không Kiếp. Việc coi cung Di có liên quan chặt chẽ với mình trong mối quan hệ nhân quả là điều hợp lý. Tử vi vốn xuất phát từ đạo giáo, nó thể hiện quan điểm của đạo giáo không chỉ trong các sao phúc thiện mà còn ở các cung nào đó, một trong số đó là cung Di. Như vậy câu phú ”Thiên di tối kỵ Kiếp Không lâm vào” ẩn chứa những nội hàm sâu xa, không hề đơn giản để chả có gì cần giải thích như xưa nay thường quan niệm. Di bị Không Kiếp thì độ xấu có khi chả kém gì lâm vào Mệnh Thân. Chính chủ thể sẽ tạo ra cái tật nghiệp bất ưng tồi tệ. Đó là kẻ rải đinh ra đường để vá xe, là đứng đường chặn xe để vòi tiền, là bệnh nhân đang cần cấp cứu nhưng hỏi tiền đâu trước… Tạo ra cái đen tối tiêu cực, đâu chỉ có Mệnh Thân ! Dịch học. |
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013
mệnh-thân qua giờ sinh
MỆNH - THÂN QUA GIỜ SINH
VÀ MỐI QUAN HỆ SAO THÁNG
Một số sao Tháng và Giờ, qua cách an
sao, ta thấy có một mối quan hệ tác động vào cung Mệnh và THÂN ở những vị trí
bất biến. Từ đó, ta có thể lập được bản đồ Giờ sinh tương ứng :
1. Sinh
giờ Tý
THÂN Mệnh đồng cung. THIÊN HÌNH luôn
luôn ở Tật. DIÊU+Y ở Huynh Đệ. TẢ PHÙ ở Phúc. Bất lợi các trường hợp Mệnh đóng
tại Mộ cung, hoặc chữ TUYỆT trong vòng TRƯỜNG SINH, gọi là Tuyệt xứ, vì gặp bố cục thường không hay.
2. Sinh giờ Sửu
THÂN cư Phúc. THIÊN HÌNH luôn ở Tài. DIÊU+Y ở Mệnh. TẢ
PHÙ ở Điền. Dễ hưởng phúc từ cha mẹ, bà con dòng họ, nhờ Thân Mệnh ở hai bên
Phụ mẫu.
3. Sinh giờ Dần
THÂN cư Quan. THIÊN HÌNH luôn luôn ở Tử Tức. DIÊU+Y ở
Phụ Mẫu. TẢ PHÙ luôn luôn ở Quan. Dễ có sự phiền toái, xung đột với Phụ Mẫu
và con cái.
4. Sinh giờ Mão
THÂN cư Thiên Di. THIÊN HÌNH luôn luôn ở Phối . DIÊU+Y
ở Phúc. TẢ PHÙ luôn luôn ở Nô. Dễ đi xa, sống xa quê hương bản quán. Khắc
tính với phối ngẫu.
5. Sinh giờ Thìn
THÂN cư Tài. THIÊN HÌNH luôn luôn ở Huynh. DIÊU+Y ở
Điền. TẢ PHÙ luôn luôn ở Di. Anh em dễ
xung khắc. Khuynh hướng đi xa làm ăn.
6. Sinh giờ Tị
THÂN cư Phối THIÊN HÌNH luôn luôn Mệnh. DIÊU+Y luôn
luôn ở Quan. TẢ PHÙ luôn luôn ở Tật. Dễ hình khắc với mọi người vì quá mẫu
mực, nghiêm khắc.
7. Sinh giờ Ngọ
THÂN và Mệnh đồng cung. THIÊN HÌNH luôn luôn Phụ Mẫu.
DIÊU+Y luôn luôn ở Nô. TẢ PHÙ luôn luôn ở Tài.
Bất lợi các trường hợp Mệnh đóng tại tại Mộ cung, hoặc
chữ TUYỆT trong vòng TRƯỜNG SINH, gọi là Tuyệt xứ, vì bố cục
thường không hay.
8. Sinh giờ Mùi
THÂN cư Phúc. THIÊN HÌNH luôn ở Phúc. DIÊU+Y luôn luôn
ở Di. TẢ PHÙ luôn luôn ở Tử. Dễ hưởng phúc từ cha mẹ, bà con nhờ Thân Mệnh ôm
lấy Phụ mẫu.
9. Sinh
giờ Thân
THÂN cư Quan. THIÊN HÌNH luôn luôn Điền. DIÊU+Y luôn
luôn ở Tật. TẢ PHÙ luôn luôn ở Phối. Công việc có thể được hổ trợ từ phối
ngẫu.
10. Sinh giờ Dậu
THÂN cư Di. THIÊN HÌNH luôn luôn Quan. DIÊU+Y luôn luôn
ở Tài. TẢ PHÙ luôn luôn ở Huynh. Dễ đi xa, sống xa quê hương. Dễ mê muội vì
tiền đưa đến hại họa.
11. Sinh giờ Tuất
THÂN cư Tài. THIÊN HÌNH luôn luôn Nô. DIÊU+Y luôn luôn
ở Tử. TẢ PHÙ luôn luôn ở Mệnh. Dễ gặp cách Tả Hữu đơn thủ tại Mệnh ly hương
sở nghiệp, dễ hình khắc với mọi người.
12. Sinh giờ Hợi
THÂN cư Phối. THIÊN HÌNH luôn luôn Di. DIÊU+Y luôn luôn
Phối. TẢ PHÙ ở Phụ Mẫu.. Mẫu mực,
nghiêm khắc quá dễ gây khó chịu. Tả Phù đóng tại Phụ Mẫu là hợp lý nhất. Hưởng
cách Tả Hữu giáp Mệnh.
Những nhận xét qua mỗi bố cục
trên chỉ là phiến diện mang tính gợi mở. Qua cái khung cho ta thấy tính chất
có khuynh hướng xúc tác như thế thôi. Cần kết hợp nhiều sao khác để luận giải
rõ ràng hơn.
Lưu ý để nhớ nhanh các trục
giờ, THÂN cư giống nhau. Ví dụ: sinh giờ Tý- Ngọ, THÂN và Mệnh đồng
cung….Sinh giờ Thìn-Tuất, THÂN cư Tài….
STK st
|
Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013
vợ chồng trong Tử Vi
Vợ
chồng trong Tử vi
Đây là một bài
viết khá thú vị của Dịch Học, từ thế kết hợp của các Chính tinh được tác giả
phân luận mối quan hệ tương đối hợp lý của Mệnh cung và Phối cung. Giọng văn
dí dỏm, ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc... (STK)
Các sao trong Tử vi phân bố
theo những qui luật nhất định, một trong các qui luật đó là cung Mệnh và cung
Phối. Nhiều trường hợp hễ Mệnh có sao này thì cung Phối nhất định phải là sao
khác, tức là các sao trong Tử vi yêu nhau rất bài bản !
Mệnh Thất Sát thì phối luôn có Thiên Tướng, Sát nóng nảy khắc nghiệt thì Tướng trung hậu hòa hoãn để bù lại. Tướng có cái thẳng thắn giống Sát nhưng tình cảm, khéo léo. Sát lạnh lùng giá băng nhưng gặp Tướng là “này em ơi em đẹp quá đi thôi, mắt rực tình xé nát tim tôi”! Vẻ hào hoa, phong lưu của Tướng là điều mà một kiếm khách thiện nghệ như Sát rất mơ ước. Nhưng Tướng lại yêu Tham Lang, Tướng cầu toàn, khó tính nên thích Tham Lang khéo chiều, giỏi giao tiếp. Tham Lang vơ vào để bù lại tính công bằng, vô tư của Tướng. Tướng còn ưa đào kép phong lưu, Tham Lang cũng tham dục vô bờ, nên thành một cặp rất hợp. Tham Lang lại luôn yêu Thiên Phủ, Tham giàu óc thực tế, trọng vật dục thì người yêu lý tưởng đúng là Phủ rồi. Bản thân đầy đào hoa tính, dễ rung tình thì cần tìm đối tượng bình ổn mà yêu. Phủ vừa có điều kiện vừa ôn hậu chính là mơ ước của Tham Lang. Trong các sao Phủ tốt hàng đầu, không như Tử vi là vua chung, Phủ trực tiếp quản lý tài sản, có tính vượng tài nên là đối tượng của nhiều sao. Tham Lang có lẽ là thợ săn thiện nghệ, vồ ngay Thiên Phủ làm phối ngẫu ! Nhưng Thiên Phủ lại chỉ yêu Phá Quân, điều này thật lạ lùng, kẻ hữu sản, tính cách thâm trầm như Phủ lại đi yêu Phá vừa xấu vừa nóng nảy, tự đắc. Phủ không cần tiền tài ở Phá nhưng có lẽ thích “cá tính” mạnh, ưa độc đáo mới lạ của Phá. Phá luôn mới mẻ, cập thời, có khả năng chủ động cao, thêm tính kiêu căng tự đắc, ưa tiêu xài để cân bằng lại tính ôn hòa, hữu sản của Phủ. Phá còn ham lao động, cần cù chăm chỉ nên càng hợp ý Phủ. Phá Quân tự mình lại không yêu riêng ai. Lúc thì yêu Tử Vi, khi thì Vũ Khúc, Liêm Trinh. Tức là Phá tạp loạn, ghen ghét Tử vi chính thống nhưng thực ra vì Phá luôn mơ ước cái ghế của Tử vi, nên có khi lại lấy Tử vi. Còn Vũ Khúc kho tài Phá yêu để có ngân quỹ cho chiến dịch tranh cử lật đổ Tử vi là đúng rồi. Nhưng Liêm Trinh nghèo thế sao Phá lại yêu ? Đó là vì khi đó Phá cư Thìn Tuất đại bất lương, nên vì thế chỉ ôm được Liêm cơ hàn, các sao khác đều sợ mà tránh xa. Khi đi cùng chính tinh khác, như Vũ Phá, Tử Phá, Liêm Phá thì cung Phối lại luôn vô chính diệu, tức là Phá bản chất sân hận đố kỵ nên ông không ưa lựa chọn của tôi thì tôi cũng chả cho ông yêu ai, thế là đành lấy Vô chính diệu không cá tính, vô tâm vô địa để tha hồ chỉ huy lên mặt. Các cặp sao đôi của Phá đều xấu nên chỉ yêu được vô chính diệu là hợp lý vì VCD không đủ tầm nhận ra cái dở của cặp đó ! Thiên Cơ luôn yêu Thái Dương, kẻ cơ hội linh hoạt mưu mẹo thì thích ông triết lý bài bản, có uy quyền. Cơ như mưu sỹ đi tìm quyền lực mà nhờ cậy thì Thái Dương chính là hình ảnh mơ ước trong lòng. Cơ gặp Nhật lập tức rên rẩm, ôi ánh sáng của đời tôi là đây rồi, chả cần gì hơn ! Nhưng Thái Dương lại chỉ yêu Thiên Đồng, kỳ lạ thay, kẻ ưa triết lý lại thích cô bé vui vẻ đỏng đảnh, có lẽ để bù lại cái tính khắc nghiệt của bản thân. Nên ngày xưa các cụ đồ nho nhã thế mà rất ưa những trò tom chát, thích gái má phấn môi hồng, vì đó là cách để cân bằng lại mớ chữ nghĩa rối rắm trong lòng. Thiên Đồng chỉ cần tung tẩy phe phẩy cái áo mớ ba mớ bảy là Thái Dương xổ tung hết chữ nghĩa, lăn vào chết mê chết mệt. Ấy bao nhiêu chữ cũng chả hay bằng em đây ! Thiên Đồng chả yêu riêng ai, bản tính dễ thay đổi, lông bông vô định, đứng riêng thì yêu Vô chính diệu hoặc Thiên Lương, đi cặp với sao khác thì yêu chung người tình của sao đó. Tức là cô em xinh đẹp vui vẻ được Thái Dương rất yêu nhưng để em tự chọn thì em lại chả yêu riêng ai, vậy Thiên Đồng có tính đa duyên, dễ yêu, dễ kết hôn. Thiên Lương luôn yêu Cự Môn, lại là sự bất ngờ, kẻ hiền lành đạo đức lại đi thích Cự Môn đa ngôn bép xép lắm lời. Lương ôn nhu, thành thực nên có lẽ thật thà thường thua thiệt, vì thế yêu Cự Môn đa xảo điêu trá để cân bằng lại. Cự mờ ám bất tường mà làm Lương yêu thì suy ra Thiên Lương óc xét đoán kém, không mạnh về tinh thần. Lương có thể là ông thầy giỏi lý thuyết hơn là tham gia vào các hành động thực tế. Cự Môn lại yêu Thái Âm, kẻ đa ngôn giảo hoạt mờ ám cần có Nguyệt chiếu sáng để đỡ âm ám, rất hợp lý. Cự còn là sao cá tính cực đoan hay bất mãn nên cần Nguyệt mềm yếu nhu thuận, để khỏi xảy cãi vã mâu thuẫn, do Cự lúc nào cũng sẵn sàng tuôn hàng tràng những lời khó nghe. Thái Âm chả yêu riêng ai vì Nguyệt bản chất đa cảm, ướt át, đa tình, dễ rung động. Tại Mão Dậu Nguyệt yêu Thiên Cơ nhanh nhẹn linh hoạt. Còn các vị trí đơn thủ khác hoặc đi với Thiên Đồng, Nguyệt chỉ yêu vô chính diệu, để tỏa sáng bản thân mình sang đối tác dù có khi đang mờ mịt u ám (Nguyệt cư Thìn, Tỵ, Ngọ). Từ đó suy ra Thái Âm chỉ yêu chính mình nhất. Nguyệt có tính mê hoặc, ánh trăng có ảnh hưởng rất mạnh đến sự hứng tình của nhiều sinh vật, điều này đã được khoa học biết đến. Liêm Trinh có tính nghèo lại khắc nghiệt ít tình cảm nên tình ít, khi đi cặp với các sao khác Liêm yêu chung bồ ruột của các sao kia. Còn một mình ở Dần Thân thì Liêm yêu Thất Sát vì Sát cũng nóng nảy, mạnh mẽ. Sách vở cho Liêm có tính đào hoa, vậy tại sao tình lại ít, vì Liêm chính trực, lý trí mạnh mẽ nên không để tình cảm chi phối. Tình yêu của Liêm nặng vì nghĩa hơn vì tình ! Vũ Khúc không yêu riêng sao nào, đi cặp với Phá, Sát, Tham, Phủ, Tướng thì cung Phối là các sao tình nhân của sao đi cùng. Đi với Phá thì yêu Vô chính diệu, tức Vũ Khúc không có tình cảm rõ ràng, thêm tính khắc kỷ nên cô độc. Riêng tại Thìn Tuất đơn thủ thì Vũ yêu Thất Sát, y như Liêm Trinh, vậy Liêm và Vũ phải có tính cách gì đó giống nhau, đó là lý trí mạnh, là sự tiêu xài cẩn thận, yêu Sát vì Sát luôn rạch ròi rõ ràng, không sợ bị lập quỹ đen ! Tử Vi đế tinh thường đi kèm chính tinh khác, nên cung phối là tình nhân của sao đó. Khi đứng riêng một mình ở Tý Ngọ, Tử vi chỉ yêu Thất Sát, ngôi sao nóng nảy mạnh mẽ. Điều này thật kỳ lạ vì Thất Sát được tới 3 sao đơn thủ yêu, đó là Tử Vi, Liêm Trinh, Vũ Khúc. Vậy Sát phải có cái gì đặc biệt hơn các sao khác, đó là cá tính độc lập, chủ động, mạnh mẽ quyết đoán. Sát giỏi nghề thạo việc, đương đầu tốt với nghịch cảnh, chả bao giờ yếu đuối ngã lòng. Sát có sức sống mạnh, là một ưu thế trong đấu tranh sinh tồn, Sát hấp dẫn các sao mạnh mẽ giống mình. Cuối cùng là Mệnh Vô chính diệu, tình như gió bay, yêu đương lung tung, chả có chủ kiến gì cả. Lúc thì yêu chính tinh, đó là Thiên Lương, Thiên Cơ, Vũ Sát, Liêm Sát, Tử Sát, lúc lại yêu vô chính diệu. Vô chính diệu hợp Nhật Nguyệt mà không bao giờ Mệnh vô chính diệu cung Phối là Nhật Nguyệt cả, điều kỳ lạ này càng cho thấy tính hạn chế trong đầu óc của Vô chính diệu. Nguyệt yêu nhất vô chính diệu để lợi cho cả hai, nhưng Vô chính diệu thì không biết thế. Trăng soi sân nhỏ làm khoảng sân sáng rực nhưng chính cái sân trống rỗng đó lại không tự biết thế là hay. Nguyệt in bóng nước lung linh tuyệt đẹp mà nước không tự biết, thay vì yêu trăng, nước lại mê mải với những bóng mây trôi ngang… Tổng hợp lại, có thể rút ra một số qui luật đặc biệt. Mệnh có Tử Phủ Vũ Tướng thì phối luôn là Sát Phá Liêm Tham và ngược lại. Hai bộ sao mạnh mẽ hàng đầu này yêu nhau thắm thiết, vậy phải có cái gì tương đương nhau ở cá tính, sự mạnh mẽ. Và để bù trừ, các cặp sao đó cũng có những điểm trái ngược. Bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương luôn chỉ yêu Cự Nhật, hoặc xen vào Vô chính diệu, sự nhu hòa thiếu cá tính mạnh mẽ của bộ sao này thể hiện cả trong tình yêu. Nhưng nếu vì thế mà không yêu Tử Phủ Vũ Tướng hay Sát Phá Liêm Tham thì thật kỳ lạ. Có lẽ vì tình yêu, hôn nhân xuất phát từ cái gì đó sâu xa hơn hẳn là tình cảm cá nhân của con người ! Tử vi cũng chỉ ra nguyên nhân của các mối tình tay ba. Rõ ràng là anh yêu tôi nhất nhưng tôi lại yêu người khác nhất. Sát yêu Tướng nhưng Tướng yêu Tham, Tham lại yêu Phủ, Phủ thì yêu Phá, cứ như đèn cù nó chạy vòng quanh. Như vậy, việc phân bố sao Tử Vi vào Mệnh- Phối tuân theo các đặc điểm rất rõ ràng thể hiện qua các cặp sao, bộ sao. Từ đó suy ra con người trong xã hội theo quan niệm Á Đông cũng có những thể tạng khác biệt, có thể phân loại giống như khoa học phương Tây đang làm. Chỉ có điều Tử vi đã làm điều đó từ hàng ngàn năm trước phương Tây… Tác giả: Dịch học |
Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013
LÁ SỐ TỬ VI LÀ GÌ?
Lá số tử vi là gì?
Vấn đề 1. Vì sao gọi là lá số Tử vi, sao không gọi là lá số Thái Dương, Thái Âm,...., hay bất kỳ ngôi sao nào khác? Câu hỏi tức là câu trả lời vì ngôi sao Tử vi rất quan trọng....Vô luận đóng ở đâu thì bạn vẫn có một ngôi sao Tử vi riêng của mình. Dẫu không đóng tại mệnh, hay vòng hạn bạn không có được ngôi sao Tử vi tại chính cung (Đại hạn đang xét) thì trong tam hợp bạn đã và đang bước vào hạn Tử vi, ngôi sao Tử vi của mình. Do vậy, khi nhìn lá số hãy nhìn ngôi sao Tử vi - Nếu trong tam hợp mệnh mà bạn có Tử vi tức mệnh bạn đang có ngôi sao quan trọng này vậy! Vậy Tử vi nghĩa là gì? Trước khi bạn trả lời hãy tự hỏi mình Tên thật là gì? Một cái tên không chỉ đơn thuần là một âm thanh phân biệt để gọi và hình thành phản xạ có điều kiện: "A ơi! minh nhờ cái....." thế là A quay đầu lại! Một cái tên chứa biết bao sự tình trong đó: vì kỳ vọng, vì yêu thương, vì đánh dấu một sự kiện, một hồi ức cho một cuộc tình đẹp, ..., và không loại trừ cả sự thù hận khôn nguôi (....) thì cái tên dẫu sang trọng hay bình dân, thanh cao hay thô lậu, thì cái tên A vẫn hàm chứa ý nghĩa nhất định. Và vô luận một ngôi sao bất kỳ trong lá số đều hàm chứa ý nghĩa luận đoán trong ý nghĩa của tên ngôi sao đó các bạn ạ, ví dụ: Thiên Cơ: có nghĩa là đá, là cơ hội, là số, là ....., Thiên Lương là mái nhà chủ trên cao, là bóng mát, là lương thực...... Vậy Tử vi có ý nghĩa gì? Các bạn thử tìm hiểu nhé! Sách vở đầy rẫy đó nhưng bỏ qua một bên đi, chỉ tìm hiểu ý nghĩa tên Tử vi mà thôi cùng các ngôi sao khác. Vấn đề 2. Nhìn lá số Tử vi tức là nhìn người có lá số, nhìn những tác nhân (cũng là người xung quanh). Các bạn có công nhận cùng tôi: không có gì phức tạp bằng con người cả. Một sự kiện, mỗi góc độ có một cái nhìn khác nhau...Khi luận đoán tử vi ở tâm thế một trái tim yêu thương tức là bạn đang sống trong nội tâm người ấy. Và việc này theo tôi rất quan trọng, một lời luận đoán dẫu trúng cũng không thay đổi được số mệnh của người ta. Nhưng một tiếng nói mà phát hiện trong ẩn tàng của lá số, phát hiện và cảm thông lại là nguồn sinh lực giúp người khác thêm vững tin và nghị lực mới là điều cốt yếu. Lấy ví dụ: Mệnh lập tại Dậu: từ đây đếm xuôi theo chiều kim đồng hồ bạn xác định được các cung là Phụ, Phúc.....Huynh đệ. Thông thường các bạn khi xét một cung, đó là: - Mệnh tại Dậu .....> cho nhận xét. - Phụ tại Mão ........>Cho nhận xét. -.......cho tới đủ 12 cung…
Kết
luận: là trật lất.
Mà phải là: - Tổ hợp Mệnh Tài Quan, ở đây là Tỵ Dậu Sửu. Qua đó bạn hiểu lá số này thuộc cách cục gì? Ngũ hành Mệnh cho phép bạn biết Mệnh bạn có xu hướng "ăn" nhiều vào ngôi sao nào trong tổ hợp này (kể cả xung chiếu). Và cần suy xét cẩn thận khi Mệnh Là VCD. - Xung chiếu của Mệnh là Mão (Cung Di). - Nhị hợp của mệnh là Ách: Dậu và Thìn. - Lục hội của Mệnh là Tuất (Phụ Mẫu) Tương tự các cường cung khác, và bạn cho những nhận xét tổng thể của lá số người đó. Nhưng chưa đủ đâu: - Đó là Âm Dương: Âm Dương ở đây rất quan trọng cho bạn hiểu lá số về sức khỏe, hôn phối, Cha Mẹ, con gái, con trai.....
-
Đó là Tuần: đóng ở đâu thì vị trí đó (2 cung) trở nên quan trọng. Ví dụ: Tuần
Âm là trong Nữ, nghiêng về phía Nữ, lợi cho Nữ giới....Hay bạn có Tuần cư
Tài: là trọng tiền, Tài chính có xu hướng chỉ vào mà không ra....Tuần cung
Di: có xu hướng thích ra ngoài hơn là ở nhà hay ngồi yên một chổ.
- Triệt: là sự xem thường, là hiểu biết, là tấm khiên bảo vệ, là Triệt lộ ra bao điều quý.....Ví dụ: Triệt Dương là xem thường Nam giới, không lợi cho Nam giới....và cả Trí Tuệ: sự thông tuệ nếu ở đây nhiều cát tinh. Hay một ví dụ khác: Triệt cung Nô là bạn không xem trọng bạn bè, hoặc ít bạn, ..... - Vậy cả Tuần và Triệt là thế nào? - Cũng 2 Anh em Tuần và Triệt: xem thử Chính tinh đó thích Triệt hay không? Yêu thích Tuần hay không? Ngoài ra: Đó là vị trí đóng của cung An Thân và Tứ hóa. Vấn đề 3. Là xem hạn: Đại hạn là Gốc, sau đó là Tiểu hạn và kế là hạn tháng, hạn ngày, ....hạn giờ. Tiểu hạn: Tùy tam hợp tuổi mà bạn biết khởi hạn bạn trong lá số ở đâu?
Ví dụ: Tuổi Thân trong tam hợp Thân Tý Thìn
lấy xung của cung Thìn là Tuất bạn ghi khởi hạn tuổi Thân là Thân tại cung Tuất:
Dương Nam - Âm Nữ đi thuận (ví dụ Tiểu hạn Năm Canh Dần Ở Thìn) và Dương Nữ
Âm Nam đi ngược (Tiểu hạn năm Canh Dần là ở Thìn)
Hạn tháng: Tháng Giêng khởi từ cung Dần tùy can năm ta có can tháng và mỗi cung 1 tháng đếm Thuận. Ví dụ năm Canh dần khởi tháng Giêng là Mậu Dần, tháng hai là Kỹ Mão,.......Tháng Chạp là Kỷ Sửu… Vấn đề là biết cách áp dụng ngôi sao di động: như là sự update bản đồ hàng năm của Google vào là số tỉnh của bạn. Và quan trọng: Xem hạm một năm, một tháng, một ngày, đó không chỉ là tổ hợp (tam hợp và xung chiếu) tại cung bạn đang xét. Mà là: Muốn tìm hiểu sự chuyển động bạn vẫn phải nhìn cung Di. Con cái năm nay thế nào bạn phải nhìn cung Tử, Hoàn cảnh làm việc là có cung Quan, tai nạn ra sao bạn nhìn cung Ách....Tổ hợp Tam hợp của tiểu hạn (Xung chiếu, và lục hại) là tổng quát: bạn tìm hiểu thử xem năm nay tổng quát bạn sẽ có gì? sao di động nhập hạn từ đâu đến? (nguồn gốc của sao đó)....Nhìn một hạn không khác gì xem tổng quát một lá số mà giá trị gói gọn trong một năm, một tháng, một ngày..... Thân ái, LIÊN HƯƠNG |
để có cái nhìn...
Gợi ý về...
GỢI Ý VỀ LUẬN GIẢI TỬ VI*
Thưa
các bạn,
Như tôi đã trình bày rất nhiều, xem tử vi đòi hỏi một con mắt tổng hợp về sơ đồ phối cung (nhị hợp, tam hợp, xung chiếu, giáp, và cả lục hợp chiếu) và bộ Âm Dương. Các bạn thấy đó, khi nhìn vào cung Phối, Phụ Mẫu,....bạn không thể biết Cha, Mẹ, Vợ hay chồng cho đến con trai con gái nếu bạn không lưu tâm đến bộ Âm Dương . Các bạn phải biết an lá số bằng tay (có thể không thuộc hết) nhưng phải biết, Vì không biết thì bạn có nghiên cứu bao lâu, thì cũng chỉ là i tờ Tử vi. Đơn giản không biết điêu cơ bản nhất thì không thể có kiến thức nền, không có cơ sở để nghiệm lý, không biết phần mềm này an đúng hay chưa? Ngoài ra, không có cơ bản thì bạn không thể phân biệt đâu là kiến thức đúng, đâu là dị thuyết thế là cứ mãi đi trong rừng rậm, ai nói cũng nghe, ai nói cũng tin....không có cái riêng của mình. Tôi cũng xin nói thêm một chút về Tử vi nương theo Duyên các bạn đang có ý thích nghiên cứu Tử vi xem qua cho vui: Các bạn đừng vấp phải sai lầm nhìn tử vi như dò từ điển khi dịch từ Anh sang Việt, tiên quyết khi dịch hay nói là phải dùng "cấu trúc câu", hay nói đúng hơn là ngữ pháp. - Trong văn phạm viết hay nói người ta thường phân tích đâu là Danh từ, túc từ, tính từ, đông từ....Danh từ hay đại từ nhân xưng chính là Chính Tinh, còn túc từ là bàng tinh (tôi không thích dùng từ phụ tinh, vì không có sao nào nhỏ, sao nào lớn cả. Tất cả đều có dịêu dụng của nó). Tử vi cũng thế, và "Ngữ Pháp Tử vi" không khác gì ngữ pháp nói và viết tiếng Việt. Nói nôm na luận Tử vi như một bộ môn ngôn ngữ học, một từ (một sao) không thể thành câu (số mệnh) được mà phải là cả một cấu trúc mới diễn đạt thành hình mà diễn ý (luận tử vi). Và không có ngôi sao xấu ngay cả Không Kiếp khi hợp cách nó biến từ không thành có …
Sách
Tử vi mà ta thường được đọc nào phải của Ông Tổ Tử vi (người sáng tạo ra Tử
vi không phải là Trần Đoàn vì Ông ta chỉ có công san định lại thôi), huống hồ
ở các sách Tử vi hầu hết không ghi rõ "nguồn".
Nếu ai cũng có thể qua sách, xem những gì sách trình bày như kinh Coran - Thế thì tử vi tầm thường quá phải không? Không có ngôi sao xấu, không có đắc hay hãm gì cả - Quan trọng là hợp cách. Các bạn có biết: rất nhiều nhà Khoa học tài ba có Không Kiếp tại Mệnh không? Rất nhiều Bác sĩ có KK và Mệnh là Sát Phá Tham, không chỉ thế họ là những Bác sĩ giỏi chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo....Vậy ai đó có những ngôi sao mà các bạn cho là xấu - Thì hãy tự trung thực mình thực có xấu thế chăng? Có bạn thầm nói có, nhưng có bạn lại không? Và điều đó càng khẳng định một điều là không có CHÂN LÝ DẠNG QUY KẾT, KẾT TỘI VÔ CĂN CỨ NHƯ VẬY.....Vấn đề ở đây là cái nhìn tổng hợp như đã nói ở trên. Tử vi như là một phương trình nhiều nghiệm trong đó có tham số m (m: tùy thuận trí tuệ, sự tĩnh giác của người thụ hưởng) và còn là một phương trình phản ứng: A+B+C=D nhưng nhiều khi nó lại không như thế như hóa học có những chất gọi là chất trơ (một tổ hợp sao vô duyên, không giúp ích gì, không tác dụng gì). Các bạn nói tới Phục Binh mà bỏ rơi Thiên Tướng, như nói tới Lộc Tồn mà bỏ Phi Liêm, như nói tới Thái Tuế mà bỏ rơi Thiên Hư, Bạch Hổ mà quên đi chàng Tang Môn....Ngòai ra Phục Binh là Phục Binh gì? Tướng đây là Tướng gì? Sao các bạn không nghĩ ngôi sao Phục Binh của bạn bị phá cách bởi sao khác mà vội phê phán nó là đồ....Có biết bao nhiêu người trở nên giàu có bởi một ngôi sao Phục Binh làm xúc tác.....Thật vớ vẫn còn có người khẳng định có Phục Binh tại Mệnh là người xảo trá..... Nếu không bị phá cách, thì hạn ngộ bạn có Phục hay Tướng có nghĩa là bạn sẽ vì yêu thương mà phục vụ (Phục Binh) hay vì mến mộ mà Quấn quýt (Tướng Quân). Nếu ở đây có các sao chỉ di chuyển (Hà Phi Phục) và một đống cát tinh thì bạn ra đi để lại tiếng thơm và trở lại được ngưỡng mộ (vấn đề ra đi là một mệnh đề, trở lại cũng là một mệnh đề, ba chấm....phía sau là quyết định). Bạn có biết năm yêu thương là gì không? Đó là Thái Tuế Tướng Quân, ngày yêu thương là Thái Dương Tướng Quân, người già yêu thương mình là Thiên Phủ Tướng quân.... Vậy Thất Sát Tướng Quân là đánh mất tình yêu, Phá Quân Tướng Quân là bỏ phí tình yêu.....Và vì Phục là đối tác hay là ta ở vị trí xung (Phục Binh) thì còn gì nữa....Tình yêu chỉ còn một nỗi đau, vì phục vụ kẻ phản bội có khác gì nuôi Ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà....Hay Cự Nhật có Phục Không Kiếp là người đàn Ông ra đi không trở lại - Nghĩa là chết!
Tử
vi là phương tiện miêu tả nghiệp lực của con người. Mà nghiệp lực do đâu mà
có? Do chính chúng ta tạo ra đó! Ai mà quyền năng to lớn đến thế mà có thể
ban phát hạnh phúc hay khổ đau cho chúng ta? Nếu có quả thật cũng không có
thì giờ, đủ trí nhớ, mà làm việc ban phát đó! Chỉ có hiểu và liễu ngộ như thế
thì may ra bỏ được cái CHẤP, cái lọng vẽ hoa có sẵn trong sách và cuộc đời.
Ngũ hành hay là gì đi nữa chỉ là phương tiện không phải là đích rốt ráo. Mà
đã là phương tiện, thì qua sông cần thuyền, đi đường bộ thì cần xe....vác
theo chi cho nặng vậy.
Việc xem tử vi, luận giải một lá số được gọi là TỐT hay XẤU còn tùy thuận vào nhân sinh quan của người Luận và người có lá số. Và chính cái NHÂN SINH QUAN đó vô tình tạo ra MỘT LÁ SỐ THỨ 2 của đương số. Ngoài ra theo quan điểm của tôi: không nên bị ám ảnh tới cái gọi là đắc hay hãm của các chính tinh - Tiên quyết nằm ở hóa khí của sao và sự hợp cách của các sao trong sự chế hóa lẫn nhau. Có sao gặp nhau thì VUI MỪNG, có sao gặp nhau chỉ mang họa VÌ BUỒN (VD: Tướng gặp Ấn thế là hợp cách vì tạo thành các Binh Hình Tướng Ấn, nhưng Cự Môn, Phá Quân mà gặp các sao này thì BUỒN!). Trong Tử vi, trước hết là CÁCH CỤC, và sau đó là các TRỢ CÁCH và PHÁ CÁCH. Một điều tối quan trọng là KHÔNG CÓ MỘT NGÔI SAO NÀO GỌI LÀ NHỎ!. Nhiều khi chỉ một ngôi sao tưởng chừng nhỏ nhưng đủ sức phá cách tất cả một lá số tưởng chừng là tốt(...). Các bạn Nữ cần có một tô Phở để phục vụ Chồng con - Nếu ứng với Tử vi ta tạm gọi cách cục ở đây là "Cách cục Phở" (Tôi không biết nấu ăn do vậy những gì tôi liệt kê có thể không đúng). Vậy nguyên liệu chính của Tô Phở Bò là Thịt bò phải không? Vậy Chính tinh của "cách cục Phở" là chính tinh Thịt Bò cùng các nguyên liệu để định nghĩa món súp này thành Tô Phở ngon là gì ngoài Thịt Bò? Bạn cần nước dùng từ bàng tinh "xương bò", cần thêm các sao khác là Hồi, Quế cho đến các rau mùi, đương nhiên không thể thiếu các gia vị khác như mắm, muối, .... Có đủ nguyên vật liệu rồi, việc còn lại là nghệ thuật kết hợp "Đúng cách", gia vị đúng liều lượng, nghệ thuật khống chế lửa, cho đến thời gian trước sau cho từng nguyên liệu.....Để ra được Tô Phở ngon có nghĩa là đúng cách cục, là đắc địa....Nhưng Tô phở đó sẽ dùng vào lúc nào thì hợp thời? Bạn nấu ra nhưng chồng bạn bận đi nhậu, xỉn về sợ vợ nhằn cố ăn thế còn gì công lao của người nấu....Vậy khi tất cả đúng rồi còn đợi hợp tình hợp cảnh là Thời và vận, là ngũ hành bạn (chỉ xét cung Mệnh) có hợp với chính tinh đó hay không? Hay nói nôm na người dùng có thích ăn Phở hay không? Chưa xét tới việc Chồng đi về trễ, bạn buồn trong lòng, đi ngang bếp trước khi dọn lên bạn cho thêm "một chén muối" - Đương nhiên ở đây muối không phải là Sát tinh vì ăn mặn không chết! Còn thù nữa, bạn cho Thạch tín, thuốc diệt Chuột gì đó (Là Không Kiếp) thì dẫu Chồng bạn là ai thì cũng có cơ hội "Cắt hộ khẩu" - Đúng không? Kết luận: để có Tô Phở ngon thì tất cả các yếu tố hình thành nên tô Phở đều quan trọng không hơn không kém. Ứng vào trong Tử vi cũng thế không có sao quan trọng và sao kém quan trọng vậy! Bàn Tử vi thì biết bao giờ mới hết việc để nói, ngay cả việc xây nhà là tốt: nhưng xây nhà thì tốn tiền; Sinh con thì mệt nhưng đâu bằng khổ công nuôi con; Công danh, học tập thì cố còn được nhưng con cái là món quà lớn của trời đất, là chiếc cầu nối bền vững giữa đàn ông và đàn bà có tiền nhiều liệu có muốn là được đâu!....Vậy cái nào là the first one trong lựa chọn (?). Lá số x nào đó do cái Tham Sân Si chính ta tạo ra - Khó thật! Nếu ta chọn bình an hay chọn sóng gió - Lá số là hệ quả chứ không phải sẽ là hạt giống bạn sẽ gieo....
Liên Hương
(*)
Tiêu đề bài viết do Satrungkim đặt, chị
Liên Hương là đồng môn lớp anh chị, chắc cũng thông cảm
|
Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013
cây số
Cây số
satrungkim
Một hai cây sô tưởng gần
Tung tăng bước nhảy vô
ngần trẻ thơ
Chục cây số dần xa bờ
Phố vui chưa biết dại khờ
người đông
Trăm cây số gánh phiêu bồng
Tình yêu nặng quá xệ
hông anh rồi
Ngàn cây số chân rối bời
Tiến lên khập khễnh, bước
lùi trật xương
Vạn cây số mắt khôn lường
Đeo bao nhiêu kính mù đường
bấy nhiêu
Triệu cây số cuộn thu
chiều
Vòng quay quét lá lỡ liều
cuộc chơi
Hỏi em cây số nào vui
Nhã ga một tí nụ cười hê hô
Sáu mươi niên tuế ngây ngô Cà tàng cà rịch lõa lồ nhân gian Bánh xe mòn xẹp dốc làng Rách bươm đại lộ còn ham hố gì Nhấn ga đạp thắng tại vì Còn cây số mọc còn đi tìm đường |
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013
Ns. VĂN CAO
Satrungkim có lời tặng ông
Ông Văn Cao ở trên cao
Tận Thiên Thai với những ả đào ngon tơ
Về trần choáng váng bất ngờ
Ngày đêm say xỉn đàn chờ Thiên Thai
Satrungkim vẽ Văn Cao (bằng đồ họa)
Tiểu sử
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao,
sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray (nay
là phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng,
nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh,
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của Văn Cao vốn là giám đốc nhà
máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ, Văn Cao hoc ở trường tiểu học Bonnal, sau lên học
trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm
1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc
năm thứ hai bậc thành chung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải
Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.
Văn Cao kết hôn cùng bà Nghiêm Thúy Băng
năm 1947, có với nhau 5 người con, 3 trai đầu và 2 gái cuối.
Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng
khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý...
Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận... và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là Buồn tàn thu vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm
Đồng Vọng, Văn Cao còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như Gió núi, Gò
Đống Đa, Anh em khá cầm tay. Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao
làm quen với Phạm Duy, khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm
Duy chính là người đã hát Buồn tàn thu, giúp ca khúc trở nên phổ biến.
Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế,
Văn Cao đã viết Một đêm đàn lạnh
trên sông Huế, được coi là bài thơ đầu tay.
Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm
Duy, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội.
Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant - nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền - và theo học dự
thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Văn Cao còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy. Năm
1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức
tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: Cô gái dậy thì, Sám hối, Nửa đêm.
Đặc biệt tác phẩm Cuộc khiêu vũ những
người tự tử (Le Bal aux suicidés) được đánh giá cao và gây chấn động
dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của Văn Cao không bán được.
Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè, Văn
Cao thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội, Hải
Phòng.
Sự nghiệp âm nhạc
So với hai nhạc sỹ Việt Nam nổi tiếng khác
là Phạm Duy có khoảng 1000 ca khúc và Trịnh Công Sơn với 600 ca khúc, Văn Cao
sáng tác không nhiều. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm hai mảng
chính: tình ca và hùng ca. Ngoài ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc
dành cho piano như Sông
Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa...
tổ khúc giao hưởng Anh bộ đội cụ Hồ...
Tình ca
Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống
như những nhạc sỹ tiền chiến khác, Văn Cao viết các nhạc
phẩm trữ tình, nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm
hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay Buồn tàn thu, Văn Cao đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen
thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau Buồn
tàn thu, ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là Thu cô liêu và Suối mơ.
Trong đó Suối mơ vốn là một
đoạn của bản Trương Chi 1 được
Văn Cao phát triển thêm và cùng Phạm Duy hoàn tất. Bản Trương Chi nổi tiếng
sau là Trương Chi 2.
Bên cạnh đề tài mùa thu, Văn Cao cũng viết
hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là Cung đàn xưa và Bến xuân.
Nhạc phẩm Bến xuân có sự
tham gia của Phạm Duy, nhưng về sau Văn Cao viết lại lời mới cho ca khúc này
và đặt tên Đàn chim Việt. Ngay từ những ca khúc đầu tiên,
Văn Cao đã giành được thành công. Buồn
tàn thu được biểu diễn trên
các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm
1944-1945, lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên
phổ biến. Suối mơ, Bến xuân được Phạm Duy đánh giá là cực điểm
của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam.
Nhưng hai tình khúc của Văn Cao được đánh
giá cao hơn cả là Thiên Thai và Trương Chi. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh
Hoa ở Huế in
năm 1944, Văn Cao tự nhận mình là "Người sông Ngự", ghi: "Ảnh
hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ
trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người
sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!". Lời bài hát được đề là của Văn Cao,
Hoàng Thoái. Phạm Duy cho rằng Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu Ích, một người
bạn của Văn Cao. Sử dụng ngũ cung để viết về một câu chuyện cổ, Thiên Thai có tới 94 khuông nhạc,
vừa mang tính trường ca, vừa mang tính nhạc cảnh. Năm 2001, khi phim Người Mỹ trầm lặng được thực hiện, Thiên Thai được sử dụng làm nhạc
nền của bộ phim. Giống như Thiên
Thai, Trương Chi cũng dựa trên tích chuyện cổ nhưng
không phải là một truyện ca mà manh tính tự sự. Ca khúc này còn một đoạn lời
nữa mà các ca sĩ thường không trình diễn: Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ, Lạc loài hương thu thoáng vương
đường tơ.... Hình ảnh Trương Chi
trong bài hát cũng thường được so sách với hình ảnh của chính Văn Cao.
Hùng ca
Ngay từ khi còn trong nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng,
Văn Cao đã viết các ca khúc hướng đạo khoẻ khoắn. Cũng giống như các nhạc sĩ tiến
chiến khác, Văn Cao sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong Gò Đống Đa, Hò kéo gỗ, Bạch Đằng Giang... Ngoài Tiến quân ca, ông còn sáng tác các hành
khúc khác như Tiến về Hà Nội, Thăng
Long hành khúc ca. Tham gia Việt Minh, Văn Cao sáng tác các ca khúc Chiến sĩ Việt Nam, Công nhân Việt Nam,Không
quân Việt Nam...
Năm 1947, sau chiến thắng sông Lô, Văn Cao
viết Trường ca Sông Lô, ca khúc ghi
dấu ấn trong lịch sử tân nhạc. Phạm Duy viết: "Đó
là tác phẩm vĩ đại... chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của nhạc cổ điển
Tây phương... Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc". Cũng theo
ý kiến của Phạm Duy, Trường ca
sông Lô phải là đỉnh cao
nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói
chung và Văn Cao là "cha đẻ" của hùng ca, trường ca Việt Nam.
Sau năm 1954, ngoại trừ Tiến quân ca, các ca khúc khác của Văn Cao không được trình diễn ở
miền Bắc. Nhưng ở miền Nam, các ca sĩ hàng đầu của Sài gòn như Thái Thanh,
Khánh Ly, Hà Thành vẫn trình diễn và ghi âm nhạc phẩm của Văn Cao. Ca khúc Không quân Việt Nam được sử dụng
làm bài hát chính thức của Không lực Việt Nam Cộng hòa.
(theo
Wikipedia)
……
Và chừng
như toàn bộ vết thương cuộc đời Văn Cao, vết thương cuộc đời dân tộc, bỗng mượn
ngón tay ông mà nhỏ xuống cây đàn piano những giọt nước mắt giai điệu, khiến
những vết thương chợt mở miệng ca hát: “Mùa xuân đầu tiên”
Chừng
như nỗi niềm ngày 30 tháng tư năm 1975: “có một triệu người Việt Nam vui
thì cũng có một triệu người Việt Nam buồn” (lời ông cựu thủ tướng Võ Văn
Kiệt) đã hiện ra nơi bài hát: “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao? Trong bài hát ấy,
kỳ lạ thay, tôi nghe có một nửa nước vui thắng trận trào nước mắt và một nửa
nước buồn thua trận cũng trào nước mắt, chợt ôm chầm lấy nhau mà quằn quại,
mà dằn vặt giằng xé nhau, cười khóc mếu máo bầm dập nhau, nên vui ấy sao buồn
hiu hắt thế, lênh đênh phiêu bạt thế, nức nở nghẹn ngào thế?
Có lẽ,
chính vì những điều trên mà kiệt tác “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao sau khi
được báo “Sài Gòn giải phóng” in trước tết Bính Thìn: 01-01-1976, được hát
trên Đài Tiếng nói Việt Nam mấy lần liền bị cấm suốt 24 năm (1976-2000). Sinh
thời, Văn Cao không được nghe, được nhìn thấy đứa con tinh thần lớn lao này của
mình được trình diễn. Sau khi ông mất (1995) 05 năm, “Mùa xuân đầu tiên” mới
ra khỏi nhà tù kiểm duyệt của chế độ.
Xin quý bạn đọc hãy nghe nhà thơ, họa sĩ
Văn Thao, con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao kể sơ qua về sự ra đời của bài
hát này:
“Sau khi bài "Tiến về Hà Nội" ra đời cuối năm 1949, bố
bị đưa ra kiểm điểm và bị phê phán khắp nơi. Từ đó bố đã thề, sẽ không sáng
tác ca khúc chính trị nữa... Nhưng rồi những năm tháng sau này đôi lúc hứng
khởi bố vẫn sáng tác. Vẫn biết có sáng tác ra cũng chẳng được dàn dựng...
Tôi còn lưu giữ được một
số tác phẩm của ông sáng tác sau này nên tôi hiểu những điều ông nói. Giá như
ông không bị rơi vào cái nạn “Nhân văn” và bị “vô hiệu hoá” mất 30 năm thì
tôi chắc rằng ông sẽ còn sáng tác được thêm nhiều tác phẩm cho nền âm nhạc Việt
Nam.
Những ngày tháng sau
đó, căn gác nhỏ nhà Văn Cao không lúc nào ngớt khách. Những khuôn mặt bừng
sáng. Những nụ cười rạng rỡ. Những giọt nước mắt sung sướng bên những ly rượu
tràn đầy và có cả những khuôn mặt, một thời không dám bước chân đến căn gác nhỏ
này vì sợ “bị vỗ vai”.
Văn Cao đã sáng tác
xong ca khúc MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN vào đúng dịp tết Bính Thìn.”
Trích theo Trần Mạnh Hảo trong “ Văn Cao, một thiên tài bị lưu
đày”
|