SƠ LƯỢC VỀ ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH
và CÁCH TÍNH
TUỔI TRÊN BÀN
TAY
I-/Thuyết Âm Dương: Từ vô cực, chỉ là một khối
mênh mông không có gì, không hình dạng, âm ỉ một sự chuyển động vô định tính
gọi là Thái cực. Từ Thái cực huyền vi chuyển hóa dần hai trạng khí căn bản là
Động và Tĩnh. Động là Dương và Tĩnh là Âm. Âm Dương là bản thể nguyên khởi của
Thái cực cứ tiếp diễn chuyển hòa nhau mà sinh hóa không ngừng, dần dần tạo
nên hình thể Vũ trụ. Sinh ra vạn vật.
Kinh Dịch
mô tả sự chuyển hóa Dịch khái quát như sau:
Dịch hữu
Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng. tứ tượng sinh bát quái,
bát quái sinh ngũ hành.
Nghĩa
là: Dịch có gốc là Thái cực sinh hai Nghi: là Âm và Dương. Hai Nghi sinh ra bốn
tượng: bốn trạng thái này tượng trưng
cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bốn Tượng sinh tám Quẻ : CÀN, KHẢM, CẤN, CHẤN,
TỐN, LY, KHÔN, ĐOÀI ( tượng trưng là Trời, Nước, Núi, Sấm, Gió, Lửa, Đất, Đầm
). Tám Quẻ sinh ra năm Hành là tính lý vật chất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Dương được biểu thị một vạch dài (-) và âm 2 vạch ngắn (-
-). Dương là số lẻ, Âm là số chẳn.
Âm Dương chuyển hóa theo luật tiêu trưởng. Nghĩa là khi Dương tới cực đại thì
sinh Âm, Âm đạt cực đại thì sinh Dương. Hai thực thể đối cực nhưng
không tách rời. Trong Dương có Âm và ngược lại. Giống đực Dương nếu không có
cái Âm tác hợp sẽ không tạo sinh …( các bạn nên tìm đọc thêm các sách chuyên đề về lý thuyết ÂD-NH và Dịch học sẽ rõ hơn ).
Một số tính chất của Âm Dương cần biết :
-Trên Âm, dưới Dương: cụ thể trên đầu
thuộc Âm, chân thuộc Dương. Đầu, biểu hiện qua trán luôn mát, chân ấm là điều
hòa. Khi sốt trán nóng chân lạnh, tức âm dương trái chiều gây mất quân bình.
Trẻ con và kể cả người lớn khi ngủ cần đắp âm chân là vậy.
-Bên phải Âm, bên trái Dương: Trong Tử
Vi sao Thái Dương là mắt bên trái. Sao Thái Âm là mắt phải.
-Trong Âm, ngoài Dương: ví dụ trong ruột gan bụng là Âm, ngoài da là Dương. Những
gì ẩn là Âm, lộ ra là Dương. Đặc biệt trên thân thể ngực bụng là Âm còn lưng
là Dương. Điều này ta hiểu vì sao ngày xưa người ta nhìn một phụ nữ mang thai
biết là trai hay gái. Nếu thai nam thì bụng người mẹ thường căng tròn, cứng đầy.
Vì dương khí nam tụ ở lưng làm lưng quay ra. Với thai nữ, do âm khí tụ ở ngực
mặt quay ra ngoài nên bụng mẹ thường hơi tròn, có dạng bầu dục và mềm hơn.
-Âm thăng, Dương giáng: Khí Âm nặng nên cần tỏa lên để điều hòa, ngược lại thì
do khí tích tụ tồn đọng gây hư hại. Khí Dương nhẹ nên cần tỏa xuống để cân bằng,
nếu không sẽ hư nhược hao tổn. Trong Đông y phương pháp điều hòa Âm Dương rất
quan trọng.
-Âm mát, lạnh và Dương ấm, nóng: nếu để khí âm tụ đọng nhiều sẽ gây lạnh quá, lúc này khí
dương cũng bị bế không thông hòa dễ bị triệt tiêu.
-Âm tịnh, Dương động: từ câu “bướm đi tìm hoa chứ không bao giờ hoa đi tìm bướm”
cho ta ý niệm này. Ngày nay phụ nữ cho dù được bình đẳng phần nào trên mặt xã
hội cũng khói thay đổi được quy luật “Dương động”
II-/ Sự tương quan của Ngũ Hành: là trạng
thể vật chất, khi kết hợp có sự biến thể.Trong
tinh đẩu Tử Vi, ngũ hành là khí trạng của một sao. Nhưng yêu cầu đừng đặt nặng
nó quá trong luận giải vì dễ làm ta sai lạc.
1- Ngũ Hành tương sinh:
Kim sinh Thủy, Thủy sinh
Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Vd: Kim sinh Thủy, nghĩa là Thủy từ Kim mà có, gọi
đơn giản Thủy là con của Kim, Thủy cần Kim để nuôi dưỡng.
Trường
hợp sinh khắc, tức là Thủy lại nuôi Kim như con nuôi mẹ vậy.
2- Ngũ Hành tương khắc:
Kim khắc Mộc, Mộc khắc
Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim
Vd: Kim
khắc Mộc, nghĩa là Kim chế ngự được Mộclàm cho Mộc khó phát triển. Tuy thế một
mặt nào đó, Mộc thiếu Kim sự phát triển dễ tràn lan, vượng quá cũng không tốt.
Ví như một cái cây mọc cành nhánh tự do, nếu không có sự chăm tỉa, tạo dáng
thì cây không đẹp, lắm khi không có hoa trái vì lá quá sum suê, rậm rạp.
3- Đặc tính Ngũ Hành:
Ngũ hành
|
Thủy
|
Hỏa
|
Mộc
|
Kim
|
Thổ
|
Thời tiết
|
Đông
|
Hạ
|
Xuân
|
Thu
|
Tứ quý
|
Ngũ tạng
|
Thận
|
Tim
|
Can
|
Phế
|
Tì
|
Ngũ giác
|
Thính giác
|
Thị giác
|
Hành động
|
Ngôn ngữ
|
Tư duy
|
Màu sắc
|
Đen
|
Đỏ
|
Xanh
|
Trắng
|
Vàng
|
Mùi vị
|
Mặn
|
Đắng
|
Chua
|
Cay
|
Ngọt
|
Ngũ cung
|
Vũ
|
Chủy
|
Giốc
|
Thương
|
Cung
|
Số
|
6
|
7
|
8
|
9
|
5
|
Phương hướng
|
Bắc
|
Nam
|
Đông
|
Tây
|
Trung phương
|
Đừng lạm
dụng đặc tính này rồi bảo, tôi mạng Thủy nên hợp số 6, anh mạng Hỏa hợp số 7.
Hoặc là tôi mạng Thủy nên ở hướng Bắc,
hợp màu đen… Xin thưa chưa chắc đâu nhé, nếu
trên cung số của bạn dính Không vong, Sát hung tinh ở đó thì chỉ có tai họa
thôi. Hoặc bạn ôm Cơ Tang Hình Kị,
Cơ Linh Kiếp thì số của bạn là số…con rệp, lúc đó 68, 999 có thể là số tù của
bạn đấy!!
III-/ TUỔI VÀ GIỜ ÂM LỊCH:
1- Tuổi Âm Dương:
-Các Can dương: Giáp, Bính, Mậu,
Canh, Nhâm
Các Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý
-Các Chi dương: Tý, Dần, Thìn,
Ngọ, Thân, Tuất
Các Chi âm: Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi
Ví dụ: - Nam
sinh năm Mậu Tí gọi là Dương Nam, Nữ gọi là Dương Nữ
- Nam sinh năm Quý Hợi gọi là Âm Nam, Nữ
là Âm Nữ.
Chú ý không bao giờ có Can Dương + Chi Âm
hoặc ngược lại. Cho nên không có năm Bính Mùi mà cũng chẳng có năm Ất Dần…
Vòng quay của một con giáp đi qua 6 lần 10 giáp ta có Lục
Thập Giáp Hoa (em ơi 60 năm cuộc đời !). Ví dụ : người sinh năm Giáp
Tý thì 61 (60+1) năm sau mới gặp năm Giáp Tý lại.
Cứ 2 năm tính một Hành:
Ví dụ: Giáp
Tý - Ất Sửu là Hải Trung Kim. Ta thường gọi nôm na là mạng (mệnh) Kim.
Các năm chuyển vế cho nhau một năm dương
rồi đến năm âm rồi đến năm dương… cứ thế thời gian trôi đi mãi mãi…
2-Cách tính năm Tuổi:
a-Để tính từ năm dương lịch ra âm lịch :
Số cuối của dương lịch (số đơn vị
năm ) quy ước sau :
1/ Tương ứng Thiên Can tuổi âm lịch:
Số 0 = Canh
1 = Tân
2 = Nhâm
3 =
Quý
4 = Giáp
5 = Ất
6 = Bính
7 =
Đinh
8 = Mậu
9 = Kỷ
2/ Tương ứng Địa Chi ta dùng
các số dư sau của phép tính chia :
Số 0 =
Thân
1 = Dậu
2 = Tuất
3 = Hợi
4 = Tý
5 = Sửu
6 = Dần
7 = Mão
8 =
Thìn
9 = Tị
10 = Ngọ
11 = Mùi
Các số dư này được tính như sau: lấy số năm sinh chia 12( trường hợp số
dư từ 12 trở lên ta chỉ chọn một số cuối mà thôi . Chú ý, không lấy số thành)
Ví dụ:
- sinh năm 1974 : 12
có số dư là 6 tương ứng với Dần
1974 có số 4 cuối là Giáp . Vậy 1974 = Giáp Dần
-
sinh năm 1988 : 12 có số dư là 8
tương ứng với Thìn
1988 số cuối là 8 = Mậu. Vậy 1988= Mậu Thìn
-
sinh năm 2001:12 có số dư là 9 = Tị.
số 1 cuối
là Tân. Vậy 2001 = Tân Tị
b- Con nhà Giáp nào ?
Khi đã biết năm tuổi, từ trên
bàn tay, ta gọi cung tuổi đó là Giáp đếm nghịch đến Can sinh, dừng cung nào gọi
đó là Giáp sẽ biết thuộc con tuổi nào.
Mượn các năm sinh trên làm ví
dụ:
-Giáp Dần đương nhiên là con
nhà Giáp Dần rồi
-Mậu Thìn: từ cung Thìn ta gọi
là Giáp, đếm ngược Ất, Bính, Đinh đến Mậu. Như vậy Mậu ở cung Tý, tức là Giáp Tý. Vậy Mậu Thìn thuộc con nhà
Giáp Tý.
-2001 = Tân Tị : Từ cung Tị gọi là Giáp đếm ngược đến Tân thì ngừng.
Ta thấy Tân ngừng ở cung Tuất. Vậy Tân Tị là con nhà Giáp Tuất.
(Muốn kiểm tra thì từ Giáp Tuất ta đếm thuận đến Tị dừng lại là Tân tức Tân Tị
)
Và khi ta an Tuần Trung Không
Vong nằm sau Giáp (trước Quý) là đúng. Ví dụ Giáp Dần, an Tuần ở Tý Sửu. Giáp
Tuất an Tuần ở Thân Dậu.
c-Cách tính Ngũ Hành của Tuổi:
Trong
Tử Vi không cần bạn phải ôm bảng Lục Thập Hoa Giáp mà gạo mất thì giờ. Cách tính như trong Tử Vi Áo Bí cũng rườm rà
quá. Chả cần Hải Trung Kim hay là Đại Khê Thủy làm chi, chỉ cần biết mệnh
Kim, Mệnh Thủy, với Tử Vi thế là đủ rồi. Hãy để bộ nhớ chứa những gì cần nhớ,
vì dễ bị quá tải lại thêm rối tơ vò với những cái chưa cần thiết. Sau này
nghiên cứu thêm dịch lý rồi học thuộc cũng không muộn.
Bạn chỉ cần nắm vững hai quy ước dưới
đây, sẽ tính ra dễ dàng sinh năm nào mệnh là Hành gì.
1a. Quy ước Thiên Can:
trên 5
cung từ Tý đến Thìn theo chiều thuận, là điểm
dừng.
H.1
2b.Quy
ước Địa Chi:
Chỉ dùng 3cung Tý Thìn Mão tính nghịch, là
điểm để khởi.
H.2
Thứ tự Ngũ hành cần nhớ khi khởi tính: Kim – Thủy – Hỏa – Thổ - Mộc theo chiều
thuận.
Cách tính:
Khởi
tên Địa chi ở cung quy ước (H.2) bắt đầu gọi là
Kim, đếm thuận theo bảng quy ước Thiên Can (H.1), gặp Can muốn tìm, dừng lại,
lấy đó làm Ngũ Hành Hoa Giáp.
Ví dụ:
- Tuổi
Bính Thìn, Mệnh là gì?
Ta thấy Thìn ở cung Mão, gọi là Kim đếm
thuận Thủy ở Thìn, đến Hỏa, Thổ gặp Can Bính ở cung Sửu. Như Vậy tuổi Bính
Thìn Mệnh là Thổ.
-Tuổi Ất
Mão, Mệnh là gì?
Ta thấy Mão ở cung Thìn gọi là Kim, đếm tới
cung Sửu là Thủy gặp Can Ất. Như Vậy Ất Mão mạng Thủy.
IV-/ ĐỊNH GIỜ :
cứ 2 giờ đồng hồ là tính 1 giờ âm, quy định như sau:
GIỜ ĐỒNG HỒ
|
GIỜ HÀNG CHI
|
Từ 23g -
1g
Từ 1g
- 3g
Từ 3g
- 5g
Từ 5g
- 7g
Từ 7g
- 9g
Từ 9g
- 11g
Từ 11g - 13g
Từ 13g - 15g
Từ 15g - 17g
Từ 17g - 19g
Từ 19g - 21g
Từ 21g – 23g
|
Giờ Tý
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tị
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
|
Chú ý
giờ Tý là giờ đầu ngày mới, tính cho ngày hôm sau, mặc dù đang là 23g vẫn còn
là hôm nay.
Ví dụ, thực sinh ngày 12/3 âl lúc 23g25’, vậy phải tính là ngày 13/3 âl giờ Tý. Đây là điều
mà nhiều người sơ ý hoặc không biết nên dễ tính sai.
Đồng hồ
điểm 24g00 tức là 00g00 là giờ Chính Tý của ngày mới. Đó là giờ Giao Thừa. Nhưng các bạn phải tính là 23g01’ đến đúng 1g00’ mới
thuộc giờ Tý. Cón nếu đúng 23g00’ thì vẫn là giờ Hợi, cần xem sinh ở địa phương
nào xét theo trục kinh tuyến để tính đúng.
Chú ý:
Cần phải điều chỉnh lại giờ sinh cho chính xác trước khi chuyển
đổi giờ, vì giờ Dương lịch tức là giờ Pháp lệnh của Việt Nam có thay đổi tăng
lên so với thực tế:
- Từ 1/1/1943 đến 31/3/1945 thì giờ sinh cần giảm một giờ;
- Từ 1/4/1945 đến 31/3/1947 thì giờ sinh cần giảm hai giờ;
- Từ 1/4/1947 đến 30/6/1955 thì giờ sinh cần giảm một giờ;
- Từ 1/1/1960 đến khoảng
13/6/ 1975 thì giờ sinh cần giảm một
giờ (chỉ áp dụng cho miền Nam. Từ Quảng Trị trở vào). Từ ngảy 13-6-75 đến
nay lấy đúng giờ đổng hồ.
Sinh ở địa phương nào lấy giờ đó làm chuẩn.
Sinh ở quốc gia nào cũng vậy, cần chú ý các giờ thay đổi theo mùa để điều chỉnh.
Thật ra đây là vấn đề rất phức tạp vì giờ pháp lệnh và giờ Tý tự nhiên xê dịch
nhau giữa các vùng miền có những sai số khá lớn. Do đó ta có quyền tính tăng
hoặc giảm để có lá số chính xác. Ví dụ :
nếu bạn đang ở Saigon xem đồng hồ là 17g00, thì ở Nha Trang thực ra đã qua gần
5’, tức là khoàng 17g05’ và ở Tây Ninh thực giờ khoảng 16g55’. Do vậy ta có
thể điều chỉnh cho chính xác khi lá số xét thấy có vấn đề.
Cần kiểm tra qua cách trao đổi với bản số về lịch sử
bản thân, gia cảnh, quan hệ thân thuộc, sở thích, công việc…một cách chân
tình để tìm lá số có giờ sinh tương ứng, có nghĩa là tùy cách nào đó bạn nên
kiểm tra giờ sinh có đúng không để điều chỉnh, vì chính khách hàng có nhiều
người chỉ biết “khoảng giờ đó thôi” mà không chắc chắn lắm. Nhất là các giờ
khe tức là các giờ lẻ, ví dụ: 9h00 và 9h01 sẽ cho hai lá số khác nhau, và nơi sinh cũng quan trọng không kém. Ngay
cả ngày tháng sinh nếu theo Giấy Khai sinh cũng chưa chắc chính xác; Giấy Chứng
sinh có vẻ chính xác hơn. Lão đây gặp nhiều ca đau đầu lắm rồi. Đừng nghĩ rằng,
ta là thầy nên phải biết hết, đừng thiếu cơ sở mà chế hóa lung tung; đó là sĩ
diện cùi. Bạn biết không, sách Tử Vi nhan nhản các lá số Danh nhân bị chế biến,
để lại cho hậu thế một mớ bòng bong mơ
hồ.
SatrungKim
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét